DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ngộ sát là tội gì? Phân biệt tội giết người và ngộ sát như thế nào?

Avatar

 

Ngộ sát là tội gì? Làm thế nào để phân biệt giữa ngộ sát và giết người? Tội ngộ sát bị xử phạt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

(1) Ngộ sát là tội gì?

Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật không có văn bản nào có đề cập đến ngộ sát. Thực chất, đây là một thuật ngữ pháp lý dùng để đề cập đến hành vi vô ý làm chết người.

Theo đó, ngộ sát hay vô ý làm chết người là hành vi gây ra hậu quả dẫn đến tính mạng của nạn nhân bị xâm hại. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi, người thực hiện cho rằng hậu quả này sẽ không xảy ra hoặc không nhận thấy hành động của mình sẽ dẫn đến hậu quả gây chết người.

(2) Phân biệt tội giết người và ngộ sát (vô ý làm chết người) như thế nào?

Căn cứ theo Bộ Luật Hình sự 2015, có thể phân biệt tội giết người và ngộ sát (vô ý làm chết người) qua những tiêu chí như sau:

Tiêu chí

Giết người

Ngộ sát (vô ý làm chết người)

Hành vi

Là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

Là hành vi của một người vô tình làm cho người khác bị chết.

Khách thể

Xâm phạm quyền cơ bản của con người (quyền sống).

Làm chết người, xâm phạm đến quyền sống của con người, khách thể trực tiếp của tội này là quyền sống hay còn gọi là quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng của con người.

Khách quan

Hậu quả của tội giết người là làm cho nạn nhân chết.

Hậu quả nghiêm trọng về tính mạng của nạn nhân, ảnh hưởng đến gia đình và người thân.

Là hành vi vi phạm các quy tắc bảo đảm an toàn tính mạng con người, qua đó gây hậu quả chết người.

Các quy tắc bảo đảm an toàn tính mạng con người có thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy định, cũng có thể chỉ là những quy tắc xử sự trong xã hội thông thường mà mọi người đều biết và thừa nhận.

Chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) với mục đích tước đoạt mạng sống của người khác.

Không có ý thức và mục đích tước đoạt tính mạng của người khác.

Theo đó, có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

- Lỗi vô ý do quá tự tin: Nhìn thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

- Lỗi vô ý do cẩu thả: Không nhìn thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người mặc dù phải nhìn thấy trước và có thể nhìn thấy trước hậu quả đó.

Ví dụ:

- Giết người để cướp tài sản.

- Người nông dân mắc điện ở đồng để bẫy rắn, bẫy chuột nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra...Tuy nhiên, hậu quả có người bị điện giật chết.

(3) Tội ngộ sát bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 128 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về hình phạt đối với tội vô ý làm chết người (ngộ sát) như sau:

- Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Trường hợp vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được Điều 129 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về khung hình phạt như sau:

- Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 

- Trường hợp phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 

Bên cạnh đó, người phạm tội trong trường hợp này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, đối với người có hành vi ngộ sát (vô ý làm chết người) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định như đã nêu trên.

  •  500
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…