DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

"Năm thê bảy thiếp" là gì? Kết hôn với người đang có vợ bị xử phạt ra sao?

Avatar

 

Người xưa thường có câu "Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng". Vậy "Năm thê bảy thiếp" là gì? Tại sao lại có câu nói này? Hành vi kết hôn với người đang có vợ sẽ bị xử phạt như thế nào?

“Năm thê bảy thiếp" là gì?

"Năm thê bảy thiếp" nhằm ám chỉ việc một người đàn ông cưới nhiều vợ. Những người phụ nữ khi được gả vào gia đình mà người chồng có thêm nhiều vợ thì sẽ phải chịu cảnh chia sẻ chồng chung với những người phụ nữ khác.

Vì sao đàn ông thời xưa thường "Năm thê bảy thiếp"?

Thời xa xưa, trong hôn nhân, nữ giới không có quyền chủ động trừ khi họ là thiên kim tiểu thư. Nếu đã gả vào nhà ai thì họ phải chịu cảnh đó cho dù người đàn ông không ra gì cũng không được phép ly hôn. Thậm chí, họ còn phải chịu cảnh "chia" chồng với nhiều phụ nữ khác. Một trong những lý do dẫn đến việc người đàn ông thời xưa thường có năm thế bảy thiếp có thể kể đến:

- Thời cổ đại, kinh tế kém phát triển, mọi xung đột đều được giải quyết bằng chiến tranh. Mỗi khi xã hội rối loạn, thì số lượng người chết không ít. Nhưng bất kể là loạn gì, phụ nữ bao giờ cũng được giữ lại. Chính vì thế, sau mỗi lần chiến loạn, tỷ lệ phụ nữ lại nhiều hơn nam giới, để cân bằng nên hai gái lấy chung một chồng là chuyện thường thấy.

- Do sự xâm nhập của văn hóa của một số dân tộc thiểu số, thêm việc cứ vài trăm năm lại thay đổi triều đại và có sự ra đời một triều đại mới. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng nhất.

- Do trình độ y học còn kém, tỉ lệ sinh không cao, tỷ lệ trẻ sơ sinh chết yểu cũng cao, cộng thêm tuổi thọ của người cổ đại cũng ngắn. Giai cấp thống trị đương thời muốn gia tăng dân số để có thêm tô thuế, có thêm binh lính để bảo vệ thiên hạ của mình nên cổ vũ việc sinh nhiều. Với tư tưởng "đông con nhiều phúc" tỉ lệ sinh tăng mạnh, nam ít hơn nữ nên việc phụ nữ phải tự nguyện chung chồng là bình thường.

- Đàn ông vốn tính háo sắc, tục ngữ có câu: "Vợ không bằng thiếp, thiếp không bằng lén lút vụng trộm", trong xã hội nặng tư tưởng nam quyền thì một người đàn ông có quá nhiều quyền hành trong tay việc cho mình thêm quyền có nhiều vợ cũng là điều dễ hiểu.

Do đó, đàn ông ngày xưa thường "Năm thê bảy thiếp" là vậy.

Kết hôn với người đang có vợ bị xử phạt ra sao?

Người đàn ông ngày xưa có "Năm thê bảy thiếp" là chuyện thường tình và không bị lên án trong xã hội bấy giờ. Nhưng hiện nay, việc kết hôn với người mà khi biết rõ họ đã có vợ được xem là hành vi phạm pháp và sẽ bị xử lý hành chính theo quy định.

(i) Kết hôn với người đang có vợ là hành vi vi phạm pháp luật

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Như vậy, việc người đang có vợ nhưng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác là hành vi bị nghiêm cấm vi phạm về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Do đó, hành vi kết hôn với người đang có vợ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

(ii) Mức xử phạt đối với hành vi kết hôn với người đang có vợ

Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về kết hôn sau đây:

- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.

- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

- Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Như vậy, hành vi kết hôn với người đang có vợ sẽ xử phạt hành chính với mức phạt tiền thấp nhất là 3 triệu đồng và cao nhất là 5 triệu đồng.

Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi kết hôn với người đang có vợ?

Căn cứ khoản 2 Điều 83 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

- Phạt cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình.

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; các điểm a, b, đ, l, m và n khoản 3 Điều 3 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Như vậy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền xử phạt đối hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đã có vợ.

Tóm lại, câu nói “Năm thê nảy thiếp” nhằm phản ánh thực trạng xã hội xưa, người đàn ông được cưới nhiều vợ, người phụ nữ thường chịu bất công phải chia sẻ chồng với những người phụ nữ khác. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, việc kết hôn với người đang có vợ là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

  •  733
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…