DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Năm 2024, mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào?

Avatar

 

Mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động năm 2024 như thế nào? Không thông báo bị xử phạt như thế nào? Khiếu nại doanh nghiệp không thông báo chấm dứt hợp đồng ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

(1) Năm 2024, mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào?

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, mà chỉ có quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ Luật Lao động 2019 là người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt.

Theo đó, mẫu này thường sẽ do phía doanh nghiệp tự soạn thảo, năm 2024, có thể tham khảo tham mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động sau đây:

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/10/Mau-Thong-bao-cham-dut-hop-dong-lao-dong.doc Mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

(2) Không thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt với vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cũng có nêu rõ, mức xử lý hành chính nêu trên là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.

Theo đó, trường hợp không gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt lên đến 06 triệu đồng.

(3) Khiếu nại doanh nghiệp không thông báo chấm dứt hợp đồng lao động ở đâu?

Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt của chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

- Phạt cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp người lao động không được doanh nghiệp gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động thì có thể khiếu nại hành vi vi phạm này đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để xử lý theo quy định.

(4) Doanh nghiệp phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 45 Bộ Luật Lao động 2019 quy định doanh nghiệp phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc một trong những trường hợp như sau:

- Hợp đồng lao động hết thời hạn.

- Người lao động đã hoàn thành công việc được giao theo thỏa thuận.

- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

- Người lao động và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định.

- Người lao động bị cho thôi việc trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

- Doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

- Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài hết hiệu lực.

- Người lao động thử việc không đạt yêu cầu công việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, hiện nay, có tất cả là 08 trường hợp mà doanh nghiệp phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như đã nêu trên.

  •  193
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…