Muốn giành lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn phải làm thế nào? - Ảnh minh họa
Sauk hi ly hôn theo thõa thuận của hai bên hoặc theo phán quyết của tòa án con chung của vợ chồng sẽ được giao cho một trong hai người chăm sóc. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp cha hoặc mẹ được quyền nuôi dưỡng con nhưng lại không hoàn thành trách nhiệm chăm nuôi đứa bé. Trong trường hợp này, bên còn lại muốn giành lại quyền nuôi con thì làm như sau:
Ai có quyền khởi kiện đòi lại quyền nuôi con?
Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì:
Khi ly hôn, vợ, chồng có quyền thỏa thuận về việc buôi con hoặc thông qua Tòa án để xác định quyền trực tiếp nuôi con.
Sau khi có quyết định của Tòa về việc ai là người có quyền trực tiếp nuôi con thì người đảm nhận việc nuôi con phải bảo đảm môi trường ăn ở học hành của con được tốt. Trường hợp người trực tiếp nuôi dạy con nhưng không chăm sóc, giáo dục con tốt thì người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm các chủ thể được quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều này gia đình như sau:
- Cha đẻ, mẹ đẻ của người con. Họ là người trực tiếp nuôi hoặc không được trực tiếp nuôi con theo nội dung của bản án/quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trước đó nhưng có yêu cầu đòi lại quyền nuôi con.
- Người thân thích
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Ngoài ra, việc thay đổi quyền nuôi con còn căn cứ vào một số yếu tố sau:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện
- Quyết định/bản án ly hôn của Tòa án
- Giấy khai sinh của các con
- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân
- Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ yêu cầu Tòa án thay đổi người nuôi con.
Bước 2: Xét hai trường hợp
- Trường hợp vợ, chồng thỏa thuận được về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con: vợ, chồng cùng nộp đơn lên Tòa án vế việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ xem xét, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu thấy sự thỏa thuận này trên tinh thàn tự nguyện thì Tòa án sẽ ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
- Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được quyền thau đổi người trực tiếp nuôi con: lúc này Tòa án sẽ giải quyết theo hình thức tranh chấp về việc nuôi con theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
+ Nộp đơn khởi kiện sẽ được nộp tại nơi bị đơn đang cứ trú, làm việc
+ Khi thấy hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thông báo thụ lý và người khởi kiện phải thực hiện nghĩa vũ đóng tiền tạm ứng án phí
+ Người khởi kiện nộp biên lai về Tòa án đang giải quyết đơn
+ Tòa án tiến hành xác minh hồ sơ, chứng cứ để tiến hành hòa giải
+ Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thời gian giải quyết:
Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 tháng đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
* Lưu ý: Cha/mẹ muốn đòi lại quyền nuôi con cần có những điều kiện sau:
- Điều kiện về chủ thể:
Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định tại
- Điều kiện về kinh tế:
Vợ/chồng chứng minh có đủ điều kiện về vật chất như có công việc ổn định, có thu nhập, chỗ ở hợp pháp để nuôi sống người con và đáp ứng tối thiểu nhu cầu thiết yếu của người con.
- Điều kiện về tinh thần:
Người có quyền nuôi con sau khi ly hôn không được thực hiện các hành vi bao lực gia đình đối với con cái, không để con tiếp xúc đến các tệ nạn xã hội,…
Tạo môi trường sống, học tập, vui chơi cho người con đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách bình thường của người con.