DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mua hàng sale, nhận hàng dỏm: Người tiêu dùng nên biết những điều này

Avatar

 

Mua hàng sale, nhận hàng dỏm

Mua hàng sale, nhận hàng dỏm - Ảnh minh họa

Mua hàng trên mạng với giá trị không nhỏ nhưng khi nhận được đến tay thì phát hiện hàng hóa hoàn toàn không giống như trên hình minh họa, hoặc chất lượng kém hơn rất nhiều là tình trạng không còn mới trên các trang giao dịch điện tử. Pháp luật có giúp được gì cho người tiêu dùng hay không?

Giao dịch mua bán là quan hệ dân sự, tuy nhiên nếu trong giao dịch có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là xử lý hình sự. Theo đó:

Người bị xâm phạm lợi ích có thể khởi kiện dân sự

Điều 439 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm khi giao tài sản không đúng chủng loại:

“Trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận.

2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại.

3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

…”

Theo đó, nếu hàng nhận được không đúng chủng loại với mặt hàng mình yêu cầu, người dân có thể xử lý theo những hướng sau:

- Vẫn chấp nhận nhận hàng

- Yêu cầu giao đúng hàng hóa mình lựa chọn và đòi bồi thường thiệt hại

- Hủy bỏ hợp đồng (tức người bán phải trả lại tiền) và đòi bồi thường thêm một khoản nữa nếu có căn cứ cho rằng việc giao sai hàng làm cho mục đích thực hiện giao kết hợp đồng không đạt được.

Nếu những yêu cầu này không được chấp nhận, tức việc thỏa thuận không thành công, người bị thiệt hại có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án.

Người giao sai hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự

Về xử phạt hành chính, tại Khoản 1 Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định:

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000 đồng:

a) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn;

b) Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng;

c) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng;

…”

Theo đó, nếu người bán hàng cố tình có những hành vi như: không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa (kể cả do nhầm lần hay cố tình gian lận) với giá trị hàng hóa dưới 5.000.000 đồng thì mức phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Mức phạt cao nhất cho hành vi này có thể lên đến 20.000.000 đồng khi giá trị tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên. Người vi phạm còn bị thu hồi hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Về xử lý hình sự, Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Theo đó, một người “nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” và chiếm đoạt từ 4 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính, đã từng bị kết án về 1 số tội thì có thể phải chịu phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 20 năm tù với tài sản chiếm đoạt trên 500 triệu đồng.

Như vậy, người dân có thể bảo vệ quyền lợi bằng nhiều cách, tuy nhiên tốt hơn hết vẫn là lựa chọn những nhãn hàng, người bán hàng uy tín để tránh gặp phải phiền toái.

  •  968
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…