DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mối quan hệ giữa CISG và INCOTERMS trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Avatar

 
Công ước Viên 1980 (CISG) và INCOTERMS đều là những những tập quán quốc tế dùng để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, việc lựa chọn áp dụng tùy thuộc vào nhu cầu của các bên trong giao kết hợp đồng này nhằm đảm bảo quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ, ràng buộc bởi một quy định chung. Vậy, mối quan hệ giữa CISG và INCOTERMS được hiểu như thế nào?
 
moi-quan-he-giua-CISG-INCOTERMS
 
1. Khái quát chung về Công ước Viên 1980 và INCOTERMS
 
1.1 Công ước viên 1980 (CISG) là gì?
 
Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (gọi tắt là Công ước Viên 1980) có tên tiếng Anh là United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL). Trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
 
Với sự tham gia là thành viên các nước trên thế giới đặc biệt là những nước có hệ thống pháp luật lâu đời và phù hợp với hầu hết các nước tham gia, có thể thấy Công ước Viên 1980 dần khẳng định sẽ trở thành luật quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn.
 
1.2 Phạm vi điều chỉnh
 
Mặc dù thành viên tham gia Công ước Viên 1980 đều là các quốc gia tuy nhiên phạm vi điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các thương nhân thuộc Công ước này. Công ước Viên 1980 được xem là công ước thành công nhất góp phần thúc đẩy các quan hệ quốc tế.
 
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 1 Công ước Viên 1980 sẽ trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các thương nhân khi thuộc một trong 02 trường hợp sau:
 
(1) Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước.
 
(2) Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước Viên 1980.
 
Như vậy, để áp dụng CISG như luật quốc gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì trước hết các nước phải là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, CISG không điều chỉnh hết tất cả các khía cạnh của hợp đồng mà chỉ điều chỉnh một số nội dung đơn cử như:
 
- Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng: Chào hàng, chấp nhận chào hàng và giao kết hợp đồng.
 
- Vấn đề thực hiện hợp đồng: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
 
- Vi phạm hợp đồng và các biện pháp khắc phục hậu quả cũng như chuyển rủi ro.
 
1.3 INCOTERMS là gì?
 
Incoterms được viết tắt từ tên tiếng Anh là (International Commercial Terms) được hiểu là các điều kiện thương mại quốc tế. Đây là một số các tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế soạn thảo và ban hành vào năm 1936. Đến nay, đã sửa đổi, bổ sung qua các phiên bản năm 1953, 1968, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020. 
 
Điều đặc biệt ở Incoterms là các phiên bản này đều có giá trị pháp lý như nhau và không loại trừ hiệu lực với phiên bản trước đó. Với mỗi phiên bản được ứng dụng phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế thế giới.
 
INCOTERMS là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại được áp dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp trên thế giới, tập hợp những tập quán đã được thực hiện và kiểm nghiệm trong thực tiễn, với mục đích giúp cho mọi doanh nghiệp trên thế giới hiểu rõ và sử dụng một cách dễ dàng không mất nhiều thời gian để tìm hiểu các luật lệ, tập quán thương mại riêng biệt của các đối tác nước ngoài.
 
1.4 Phạm vi điều chỉnh
 
Về nội dung, mỗi điều kiện INCOTERMS không điều chỉnh mọi vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cụ thể như:
 
– Bên nào có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải, thanh toán chi phí vận tải.
 
– Bên nào có nghĩa vụ làm thủ tục và thanh toán chi phí bảo hiểm.
 
– Bên nào có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu.
 
– Thời điểm rủi ro liên quan tới hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua, địa điểm, thời điểm giao hàng và việc phân bổ các chi phí liên quan trong quá trình giao hàng.
 
Như vậy, qua các vấn đề liên quan đến phạm phạm áp dụng có thể thấy CISG và INCOTERMS cùng điều chỉnh vấn đề giao hàng và thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua. Nhưng các thương nhân thương nhân không thể sử dụng INCOTERMS làm luật chung vì phạm vi áp dụng thấp hơn CISG, do đó CISG thường được sử dụng nhiều hơn và có thể kết hợp kèm theo INCOTERMS để điều chỉnh các đối tượng và nội dung trong hợp đồng.
 
2. Những vấn đề pháp lý của CISG và INCOTERMS trong hợp đồng
 
CISG là Công ước được ký kết bởi nhiều quốc gia là thành viên, qua đó tạo thành một quy chuẩn chung và có hiệu lực như điều ước quốc tế. Qua đó, các nước thường ưu tiên áp dụng để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
 
Trong khi đó, INCOTERMS là tổng hợp các các tập quán được quốc tế sử dụng nhiều có tính ứng dụng chung được sử dụng lâu đời. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nó chỉ tập trung điều chỉnh các những quy tắc cụ thể từ khâu giao kết đến khâu hoàn tất hợp đồng.
 
Thông thường về nội dung trong hợp đồng giao kết, CISG có phạm vi bao quát hơn về chào hàng, chấp nhận chào hàng để xác lập hợp đồng, quyền hạn, trách nhiệm chung và của từng bên trong hợp đồng liên quan đến chất lượng hàng hóa, kiểm tra hàng hóa trước và sau giao hàng, thanh toán tiền, giảm giá, các chế tài khi có vi phạm của một bên, bồi thường thiệt hại, chấm dứt hợp đồng.
 
Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định chung mà chưa đi đến cụ thể từng quy định được thực hiện rõ như nào, vid dụ như thời điểm chuyển rủi ro là khi nào. Điều này cực kỳ quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Theo đó, INCOTERMS lại quy định rất cụ thể theo từng vấn đề về xếp dỡ và chuyển giao. Ví dụ bằng các thuật ngữ như EXW là giá xuất xưởng, FOB là miễn trách nhiệm trên boong tàu, CIF là tiền hàng, bảo hiểm, cước và liên tục được thay đổi qua các phiên bản phù hợp với tình hình kinh tế hơn CISG.
 
Kết luận lại, CISG và INCOTERMS có thể được áp dụng đồng thời trong cùng một mối quan hệ hợp đồng MBHHQT, khi mà CISG là nguồn luật áp dụng cho hợp đồng, và các bên có thỏa thuận riêng trong hợp đồng về điều khoản giao hàng INCOTERMS bên cạnh đó thêm vào.
 
3. Thực tiễn áp dụng CISG và INCOTERMS tại Việt Nam
 
Hiện nay, Công ước Viên 1980 dù đã ra đời từ lâu tuy nhiên chỉ mới có hiệu lực vào năm 2017 tại Việt Nam. Việt Nam cũng được hưởng những lợi ích từ tính chất thống nhất của bộ luật này. Đặc biệt, trong xuất khẩu thủy sản, các thị trường xuất khẩu lớn của nước ta đều là thành viên của CISG. Qua đó, giúp thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam hội nhập quốc tế mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, CISG cũng là nguồn luật để điều chỉnh và tham khảo cho các luật về thương mại ở Việt Nam.
 
Bên cạnh đó, các thương nhân Việt Nam cũng đã nhanh chóng tiếp cận đến với INCOTERMS vào những năm gần đây, mặt dù khá muộn so với các nước khác nhưng đây là một điều tích cực nhằm đẩy mạnh hành lang pháp lý của Việt Nam lên cùng với các nước khác. Dù vậy, để có thể áp dụng đầy đủ và sử dụng đúng mục đích thì để triển khai các nội dung theo INCOTERMS là một điều rất khó vì nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, ngành bảo hiểm vẫn chưa theo kịp so với mặt bằng chung.
  •  2236
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…