DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mẫu giấy mua bán đất viết tay mới nhất năm 2024

Avatar

 

Mua bán đất bằng giấy viết tay là sự lựa chọn của phần lớn người dân bởi lẽ tính nhanh gọn và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, mua bán đất bằng giấy viết tay như thế nào cho đúng luật và tránh được rủi ro, bài viết sau đây sẽ giải đáp một số thắc mắc của người đọc.

Mua bán đất bằng giấy viết tay là gì?

Giấy mua bán đất viết tay có thể hiểu là một bản hợp đồng mua bán viết tay để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bằng giấy tờ không có công chứng hoặc chứng thực.

Cụ thể, các bên sẽ lập một bản giấy tay về việc mua bán đất, trong đó nêu rõ về việc thống nhất trên cơ sở tự nguyên mua bán đất. Trên giấy mua bán đất này có đầy đủ chữ ký của các bên, tuy nhiên không được công chứng, chứng thực.

Mua bán đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024) quy định về Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. 

Trước đó, quy định tại Luật Đất đai 2013 cũng quy định như trên, theo đó, từ ngày 01/7/2014 cho tới hiện nay, một hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Trường hợp hợp đồng không được công chứng, chứng thực thì hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng, chứng thực nên bị vô hiệu do không tuân thủ về mặt hình thức.

Tuy nhiên, trừ 02 trường hợp sau đây căn cứ tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

- Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;

- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Như vậy, giấy mua bán nhà đất viết tay không có công chứng, chứng thực sẽ bị vô hiệu vì không bảo đảm về mặt hình thức. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ trong giao dịch thì người dân có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng mà không cần thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Mẫu giấy mua bán đất viết tay mới nhất 2024

Xem và tải Mẫu giấy mua bán đất

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/giay-mua-ban-dat-viet-tay.docx

03 lưu ý khi mua bán đất bằng giấy viết tay

Khi mua bán đất bằng giấy viết tay cần lưu ý một số điều sau để tránh thua thiệt:

(1) Bạn yêu cầu kiểm tra giấy tờ và thông tin, qua đó sẽ xác nhận được đất định mua có đủ điều kiện cấp sổ đỏ hay không? đồng thời cũng có thể biết được đó có phải đất thổ cư hợp pháp hay không? có thuộc diện đất lấn chiếm không? có nằm trong quy hoạch hay không?

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra giấy tờ tùy thân của bên bán. Nếu bên bán đã có vợ, có chồng thì hợp đồng mua bán phải có sự tham gia của cả hai.

(2) Hợp đồng mua bán nên cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, đối tượng giao dịch, phương thức thanh toán, cam kết, phạt khi vi phạm hợp đồng, thời hạn thực hiện, người làm chứng. 

Hợp đồng không nên sửa chữa nếu có thì các bên cần các nhận việc sửa chữa và ký vào từng trang của hợp đồng, trang cuối ký và tự ghi họ tên đầy đủ. Đối với người không biết chữ, chữ ít thì cần thiết, điểm chỉ vào hợp đồng.

(3) Bạn cần lập biên bản giao nhận tiền, biên bản giao nhận giấy tờ. Nội dung thể hiện cụ thể xem bên bán đã nhận đủ tiền và tự nguyện giao giấy tờ hay chưa? Hợp đồng mua bán nên mời hai người làm chứng và có thể yêu cầu bên bán điểm chỉ bằng ngón trỏ phải vào hợp đồng. 

Bên mua bên giữ toàn bộ giấy tờ liên quan đến nhà hoặc đất (giữ bản gốc nếu có). Sau đó, yêu cầu bên bán đưa bản sao giấy tờ nhân thân để làm tin và dễ liên lạc khi cần thiết.

  •  6186
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…