DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm mới nhất hiện nay thế nào?

Avatar

 

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm mới nhất hiện nay thế nào? Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm? làm việc không đủ tháng thì tính ngày nghỉ phép hằng năm thế nào?

(1) Mẫu đơn xin nghỉ phép năm mới nhất hiện nay

Hiện nay, trường hợp người lao động nghỉ phép năm có thể tham khảo theo Mẫu đơn sau đây:

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/10/mau-don-xin-nghi-phep-nam.doc Mẫu đơn xin nghỉ phép năm mới nhất hiện nay

(2) Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?

Căn cứ khoản 1 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Bên cạnh đó, tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định như sau:

“Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”

Như vậy,hiện nay, người lao động làm trong điều kiện làm việc bình thường thì có 12 ngày nghỉ phép năm. Ngoài ra, cứ có đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. 

Lưu ý: Điều kiện để được tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên tại đây là mỗi năm làm đủ 12 tháng.

(3) Người lao động làm việc không đủ tháng thì tính ngày nghỉ phép hằng năm thế nào?

Căn cứ Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm. 

- Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ Luật Lao động 2019) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm. 

- Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động 2019 nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Từ quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay, số ngày nghỉ phép sẽ được tính như sau: 

Số ngày nghỉ phép năm có hưởng lương = (số ngày nghỉ phép trong điều kiện lao động bình thường + ngày phép tăng theo thâm niên - nếu có)/12 x số tháng làm việc thực tế. 

(4) Người sử dụng lao động không tính ngày phép năm thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có nêu rõ, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về ngày phép năm thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi. 

Thế nên, trường hợp vi phạm là công ty thì có thể bị xử phạt từ 20 cho đến 40 triệu đồng.

  •  165
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…