DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mang dao ra đường là côn đồ?

Avatar

 

Ở tuổi 80, người ta sống an nhàn vui vầy với con cháu, nhưng với cụ T.D.X. thì những năm xế chiều của cuộc đời cụ vẫn còn phải tất bật lo vun vén chuyện mình, chuyện nhà để chuẩn bị… đi tù. 

Ông cụ là bị cáo trong vụ án cố ý gây thương tích được TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm ngày 17-7.

Chẳng ai ngờ một ông cụ dáng vẻ gầy gò, lưng đã còng, gối đã mỏi, răng đã rụng mất mấy cái như thế lại có thể vào tù vì gây thương tích 43% cho một nam thanh niên và 15% cho một thanh niên khác.

Cáo trạng chỉ vỏn vẹn nêu: Khoảng 1g sáng, anh T.L.Q. đã sử dụng rượu bia... có lời qua tiếng lại với đương sự T.D.X. và bà N.T.N. (vợ ông X.), công an phường yêu cầu hai bên giữ trật tự và ra về. Năm phút sau, đương sự X. và bà N. đến công an phường yêu cầu đưa anh T.L.Q. và T.C.L. (anh của Q.) về trụ sở làm việc.

Khoảng 3g, công an phường mời hai thanh niên trên lên hòa giải. L. và Q. tự ý bỏ về. Lúc này, đương sự X. và bà N. đóng cổng, chặn xe lại, hai bên giằng co xô đẩy nhau. Đương sự X. đang cầm trên tay bịch nilông có dao bất ngờ rút ra chém L. và Q..

Trong phiên tòa sơ thẩm, TAND Q.Tân Bình (TP.HCM) tuyên phạt bị cáo X. 5 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích. Với nhiều bị cáo có lẽ đã thở phào vì 5 năm tù là mức án thấp nhất trong khung hình phạt. Nhưng đối với cụ X., đó là những ngày dài đằng đẵng phía trước. Ông cụ kháng cáo…

Trước vành móng ngựa, ông cụ một mực kêu oan vì từ trước đến nay ông chỉ “ở trong nhà, không gây gổ với ai”, cũng “chẳng thù hằn gì với mấy đứa trẻ trong xóm”, “thấy bà khó chịu khi mấy đứa trẻ say xỉn la lối, quậy phá, chửi bới om sòm tôi cũng khuyên can bà ấy nhịn đi nhưng bà không chịu nghe”…

Chủ tọa phiên tòa truy vấn: “Đêm hôm ông mang dao trong người để làm gì?”,“Tôi mang dao chỉ để phòng thân vì sợ bị đánh. Tôi không chém ai cả, mà các anh ấy tự ngã vào” - cụ nói.

Chủ tọa: “Người bình thường có ai đi ra đường mang theo dao, chỉ trừ những tên côn đồ mới hành xử như vậy”, “Bị cáo đã cao tuổi, phải cậy nhờ vào cơ quan nhà nước nhưng bị cáo lại muốn tự mình giải quyết nên mới xảy ra sự việc như hôm nay.

Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật, chứ ai cũng như gia đình bị cáo có mâu thuẫn rồi cầm dao ra đường phòng thân thì xã hội loạn mất”. Nghe thế, bà N. liền thảng thốt cãi lại: “Chúng nó dọa sẽ tiễn vong vợ chồng tôi, tôi phải phòng vệ. Trước giờ ông ấy vẫn mang dao theo nhưng có bao giờ đánh chém ai đâu”. Cả phòng xử cứ thế xôn xao, bên cãi cứ cãi...

HĐXX tuyên bị cáo X. y án sơ thẩm, bị cáo không được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ vì “quanh co, chối tội”. Hai ông bà lầm lũi dắt nhau ra về.

Tôi hỏi ông cụ về những ngày dài phía trước, ông cụ không khóc, có lẽ những thăng trầm trong cuộc đời gần 80 năm qua đã làm cụ vững vàng hơn. Nhưng ông trầm tư hẳn, con mắt kèm nhèm còn lại cứ chớp liên hồi.

Ông kể: “80 tuổi rồi, còn sống được bao nhiêu năm nữa mà còn đi tù. Tôi mua một liều thuốc diệt chuột và mười viên thuốc ngủ về uống để chết đi cho đỡ nhục, nhưng cũng may không chết được. Nghĩ lại chắc trời chưa muốn mình chết, chết đi rồi còn bà ấy và con cháu phải làm sao”, rồi ông cố nặn ra một nụ cười khó nhọc.

Theo: Tuổi Trẻ

 

  Từ sự việc trên, tôi tự hỏi với tình huống trên thì ông cụ phải chịu đựng bị đánh hay bỏ chạy?

  Câu "Mang dao ra đường là hành vi côn đồ" của vị Chủ tọa làm tôi suy nghĩ, vậy nếu có người xâm hại tới mình thì phải làm gì là đúng giữa xã hội đầy bạo lọan này?

  •  4577
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…