Có không ít người khi bị thổi phạt rồi cũng vẫn chưa biết được mình đã mắc phải lỗi gì với những vạch kẻ trên đường. Vậy rốt cuộc những vạch kẻ hình con thoi, mắt võng, xương cá hay vàng liền là có ý nghĩa gì?
Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn ý nghĩa của vạch kẻ đường để tránh bị phạt
Vạch trắng hình con thoi
Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường: Theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Hai vạch vàng song song
Đây là vạch kẻ phân chia làn đường theo hai chiều xe chạy trên đường quốc lộ, những đoạn có tốc độ thiết kế tối đa lớn hơn 60 km/h. Với những đường trong thành phố, vạch tương tự nhưng có màu trắng. Vạch liền song song tức xe ở cả hai chiều đều không được đè vạch, vượt, lấn làn.
Vạch xương cá chữ V
Theo quy chuẩn 41/2016, đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, ví dụ một hướng lên cầu vượt, một hướng đi phía dưới cầu vượt. Các phương tiện KHÔNG được phép đi vào vùng vạch này.
Vạch mắt võng tại ngã tư
Đây là loại vạch mắt võng màu trắng không có trong quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về luật. Tuy nhiên trên thực tế, loại vạch này chỉ mang tính chất hình ảnh, giúp người tham gia giao thông phân biệt rõ hơn, vì đi cùng nó là MŨI TÊN chỉ phần đường rẽ phải.
Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.
Nguồn: Đại kỷ nguyên.tv
Dưới đây là một số loại vạch kẻ đường thông dụng khác
Vạch số 1-1
- Nhận dạng: là loại vạch liền màu trắng, rộng 10 cm
- Ý nghĩa: dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm.
* Các xe không được phép đè lên vạch này.
Vạch số 1-2
- Nhận dạng: Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm
- Ý nghĩa: Xác định mép phần xe chạy trên các trục đường.
* Các xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.
Vạch số 1-3
- Nhận dạng: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm.
- Ý nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn đường trở lên.
* Các xe chạy không được phép đè qua vạch.
Vạch số 1-4
- Nhận dạng: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm.
- Ý nghĩa: xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe.
Vạch số 1-5
- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3.
- Ý nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo một hướng.
Vạch số 1-6
- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1
- Ý nghĩa: dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.
Vạch số 1-7
- Nhận dạng: Vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m.
- Ý nghĩa: Vạch được kẻ theo đường cong theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau.
Vạch số 1-8
- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,4m.
- Ý nghĩa: Vạch dùng để quy định ranh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy.
Vạch số 1-9
- Nhận dạng: Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m.
- Ý nghĩa: Vạch quy định ranh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe.
Vạch số 1-10
- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu vàng.
- Ý nghĩa: Vạch xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe.
Vạch số 1-11
- Nhận dạng: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét.
- Ý nghĩa: Vạch dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.
Vạch số 1-12
- Nhận dạng và ý nghĩa: Vạch chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “Stop” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy.
* Lưu ý: Trong trường hợp không có biển báo Stop, đèn báo hiệu hay người điều khiển giao thông thì vạch này không có hiệu lực
Trên đây là 12 vạch kẻ đường thường thấy khi lái xe trên đường bắt buộc người tham gia giao thông phải hiểu và chấp hành các biển báo, vạch kẻ và hệ thống báo hiệu để đảm bảo an toàn cho mình và người khác.
Nguồn: Van.vn
Xem thêm video tại đây:
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/a1SAwQHEsv8" frameborder="0" allow="autoplay; encrypted-media" allowfullscreen></iframe>