DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lực lượng dân phòng có được trang bị công cụ hỗ trợ không?

Avatar

 

Lực lượng dân phòng có được trang bị các công cụ hỗ trợ như khóa số tám, hơi cây, ba khúc,... để sử dụng khi tuần tra gặp đối tượng hung hăng, chống đối, bỏ chạy không?

Bài viết này cung cấp thông tin về vấn đề trên.

Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ có bao gồm lực lượng dân phòng không?

Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017

- Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:

+ Quân đội nhân dân;

+ Dân quân tự vệ;

+ Cảnh sát biển;

+ Công an nhân dân;

+ Cơ yếu;

+ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Cơ quan thi hành án dân sự;

+ Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;

+ Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

+ Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;

+ An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

+ Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

+ Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;

+ Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

+ Cơ sở cai nghiện ma túy;

+ Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

- Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

==>> Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ không có lực lượng dân phòng nhưng có trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Lực lượng dân phòng có được mua công cụ hỗ trợ không?

Theo Điều 57 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 về thủ tục cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ

- Tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ khi mua công cụ hỗ trợ phải lập hồ sơ đề nghị bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ; tên, địa chỉ cơ sở, doanh nghiệp bán lại;

+ Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép mua công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày.

- Thủ tục cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép kinh doanh công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Như vậy, chỉ có quy định cho phép tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ được mua công cụ hỗ trợ và khi mua thì tuân thủ quy định trên, không thấy quy định để lực lượng dân phòng mua công cụ hỗ trợ sử dụng khi gặp đối tượng hung hăng, chống đối, bỏ chạy.

 
  •  113
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…