DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

"Luật sư là nghề dành cho người giàu"

Avatar

 

“Luật sư là nghề dành cho người giàu” vậy đâu là nghề giành cho người nghèo? Nếu nói một ngành nghề chỉ dành cho một tầng lớp xã hội là phiến diện.

Luật sư

Luật sư - Ảnh minh họa

Trước đây, để làm một bác sỹ đa khoa trong suy nghĩ của mọi người 7 năm đã là một khoảng thời gian cực kỳ dài. Nhưng để trở thành một luật sư còn tốn nhiều thời gian hơn thế. Chính vì vậy cuộc "trường kỳ kháng chiến” cực kì tốn kém về tiền bạc, thời gian và sự cố gắng này hình thành nên suy nghĩ “chắc phải giàu lắm” mới đi học Luật. Bất kỳ ngành nghề nào trong xã hội cũng có những yêu cầu nhất định, hiểu rõ đường đi mới là điều quan trọng.

Cần mẫn qua bốn năm đại học phía sau còn một hành trình dài chờ bạn.

Thời gian: tạm tính ba năm. Ba năm là thời gian trung bình một cử nhân luật đi từ bước đầu tiên tham gia khóa đào tạo đến lấy được thẻ Luật sư.

Chi phí: học phí và chi phí sinh hoạt là hai khoản chi chính mà bạn phải đối mặt. Học phí cho một khóa đào tạo kỹ năng nghề Luật trong 12 tháng là 18 triệu. Thi hết tập sự bạn cũng sẽ mất khoảng 1.500.000 đồng cho khoản lệ phí thi. Chi phí sinh hoạt là tùy điều kiện mỗi người.

Quá trình: Sau khi có chứng chỉ khóa đào tạo rồi, người có Bằng cử nhân luật còn phải đi tập sự trong thời hạn 1 năm. Khi hoàn thành thời gian thực tập, bạn phải thi kiểm tra hết tập sự có khi bạn phải chờ cả nửa năm mới có đợt thi hết tập sự do Bộ tư pháp tổ chức. Trường hợp thi qua thì bạn sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu không qua thì buộc phải tham gia kỳ kiểm tra lại. Kiểm tra lại vẫn không đạt thì người tập sự phải đăng ký tập sự lại từ đầu, tức là mất 12 tháng nữa. Để trở thành luật sư đó là cả một hành trình dài, đầy khó khăn và gian khổ trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu,  thực hành và hơn thế là những bài học đắt giá không chỉ trả bằng tiền là đủ.

Trên đây là chi phí tạm tính bạn phải đối mặt, buộc phải chi trả để hoàn thành bước đầu tiên vào nghề Luật. Đối với một người phổ thông đây là một khoản không hề nhỏ, chúng ta cần nhận định rõ ràng sự tồn tại của vấn đề nhưng là để đối mặt chứ không phải để từ bỏ. Nếu vẫn cứ mang suy nghĩ “Luật sư là nghề dành cho người giàu” chính bạn đã triệt tiêu con đường sự nghiệp của chính mình.

“Tiền” là nhân tố không thể thiếu chứ không phải không thể làm ra

Phân tách việc học và việc làm ra thu nhập là sai lầm chung của sinh viên Việt Nam. Có rất nhiều người cho rằng trong bốn năm đại học chỉ cần chăm chú làm tốt việc học là đủ. Điều này dẫn đến hai vấn đề kiến thức thực tế không có và phụ thuộc hoàn toàn vào tài chính gia đình. Thật ra đối với thời gian học tập ở trường đối với cử nhân lực thời gian trống là không ít. Đây chính là giai đoạn chuẩn bị một phần chi phí để tiến xa hơn trong giai đoạn sau đại học. Thu nhập từ việc làm thêm tích lũy trong 4 năm là đủ để bạn trang trải. Nếu công việc liên quan trực tiếp đến Luật nói chung thì đây chính là cơ hội vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, nếu công việc hoàn toàn không liên quan đến chuyên ngành của bạn thì chính xác là để kiếm tiền, kiếm trải nghiệm. Luật sư là ngành đòi hỏi rất nhiều kỹ năng bất kỳ một công việc nào cũng sẽ mang lại cho bạn những bài học nhất định mà trường đại học không hề dạy bạn.

Trong những năm gần đây cụm từ “ Gap Year” xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Nó khuyến khích người trẻ dừng lại và làm mới mình. Bạn có thể suy nghĩ về điều này?! Làm mới cái danh “sinh viên nghèo học luật”. Thật ra nếu tài chính bạn không đủ chi trả cho việc học lên luật sư ngay sau khi tốt nghiệp đại học bạn hoàn toàn có thể đi làm để kiếm học phí trước, chuẩn bị đầy đủ tài chính rồi mới bước vào con đường dài và rộng đó. Không có bất kỳ quy định nào bắt buộc phải học lên luật sư ngay sau khi bạn tốt nghiệp cả. Hơn nữa, các khóa đào tạo thường là diễn ra vào ban đêm nên ban ngày bạn hoàn toàn có thể đi làm bình thường, việc học thật ra không hề mâu thuẫn với chuyện đi làm. Tất nhiên đây là một giai đoạn không hề dễ dàng.

“Giàu” ở đây là giàu thời gian và nghị lực

Đây chính là yếu tố tiên quyết khi bạn quyết định theo nghề Luật. Như đã đề cập tổng thời gian để học thành Luật sư là không hề ngắn, chưa kể do điều kiện mỗi cá nhân mà qua trình học không liền mạch bị gián đoạn ở nhiều giai đoạn khác nhau. Do đó thường thấy những Luật sư thường là ở độ tuổi 30 hơn. Đối với các ngành nghề khác ở giai đoạn này người đi làm với tốc độ bình thường đã có những thành tựu nhất định nhưng đối với Luật sư đây mới chỉ là bước đầu chân chính vào nghề. Tiêu tốn thêm khoảng gần 10 năm để hoàn thành ước mơ Luật sư là sự đánh đổi không hề nhỏ - đây chính xác là dành cả tuổi trẻ để theo đuổi cái nghề cái nghiệp. Đây cũng là lý do bạn luôn phải là một người đầy nghị lực. Nghị lực để vượt qua thời gian, không bỏ cuộc giữa chừng, chấp nhận rủi ro và chấp nhận sống với nhịp độ gấp đôi người thường.

Luật sư là nghề dành cho người chấp nhận gian nan và thử thách

Không có con đường tắt nào dẫn đến thành công, muốn trở thành luật sư bạn buộc phải bước từng bước một. Mà đặc thù ở nghề này mỗi bước là mỗi khó khăn, mỗi giai đoạn là một thử thách mới. Bạn không thể lùi bước chỉ có thể lựa chọn chấp nhận vấn đề và giải quyết nó. Hơn nữa thời gian của thử thách không dừng lại ở một hai năm đầu, cũng không dừng lại ở năm hay mười năm đã vào nghề, Luật sư luôn luôn phải làm mới mình, không ngừng học hỏi tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn. Cho nên, Luật sư là nghề dành cho người luôn luôn muốn thách thức chính mình.

 

 

  •  4917
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…