DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Luật sư có quyền chứng thực …?

Avatar

 

Năm 2008, ông MNS đến văn phòng luật sư NĐĐ (phường Xuân Bình, thị xã Long Khánh, Đồng Nai) để lập giấy cam kết với nội dung toàn bộ bảy thửa đất mà ông đang đứng tên được mua từ nguồn tiền của ông TT (quốc tịch Trung Quốc), ông chỉ là người đứng tên giùm trên các giấy đỏ.

Giấy cam kết của ông S. còn ghi nhận việc định đoạt đối với bảy thửa đất trên chỉ được thực hiện khi có văn bản yêu cầu của ông T. Nếu ông S. qua đời mà chưa chuyển giao quyền sử dụng đất cho ông T. thì văn bản cam kết này chính là bằng chứng để những người thừa kế của ông S. tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với ông T.

Luật sư NĐĐ đã lập văn bản “chứng thực của văn phòng luật sư” có ký tên, đóng dấu đầy đủ với các nội dung: “Chứng thực ông S. đã tự nguyện lập bản cam kết này, đã ký tên và điểm chỉ ngón trỏ phải vào bản cam kết này trước sự có mặt của tôi, phục vụ cho việc xác định quyền sở hữu do tôi đứng tên đại diện để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết”; “theo sự nhận biết của tôi, tại thời điểm lập bản cam kết ông S. có đầy đủ năng lực hành vi dân sự”...

Một trường hợp khác, năm 2008, luật sư NĐĐ cũng lập “văn bản chứng thực của văn phòng luật sư” cho cam kết của ông NGT với nội dung ông T. thừa nhận mình chỉ là người đứng tên tài sản giùm người khác.

(Theo Pháp luật TP)

Nghị định 79 quy định:

* UBND cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm:

- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

-  Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

* Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền và trách nhiệm:

- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ;

- Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ;

- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

-  Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Như vậy, thẩm quyền chứng thực trong trường hợp này thuộc về UBND cấp xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện.

Rõ ràng, việc chứng thực của luật sư không những là trái pháp luật mà còn gây ra hệ quả xấu, người dân sẽ hiểu sai về thầm quyền chứng thực và cứ nghĩ luật sư có quyền đó … để rồi rủi ro pháp lý cuối cùng đẩy về người dân.

Sai phạm là như thế vậy sẽ xử lý "luật sư chứng thực" như thế nào!!! 

  •  9587
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…