DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lỗi thường gặp khi bảo quản sổ hồng? Cách cấp đổi khi sổ hồng bị ố, nhòe, rách nát

Avatar

 

Sổ hồng là một trong những giấy tờ quan trọng trong việc sở hữu nhà đất. Tuy nhiên, không ít người dân vẫn mắc phải những lỗi khi bảo quản sổ hồng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. 

Hiện nay, đa phần người dân đều sẽ sử dụng những phương pháp như bọc nhựa hoặc ép plastic để bảo quản sổ hồng. Tuy nhiên việc bảo quản sổ hồng như vậy là không đúng cách dễ khiến cho nội dung trên sổ bị nhòe, mất chữ trong quá trình chứng nhận hợp đồng giao dịch liên quan đến nhà đất dẫn đến việc công chứng hợp đồng giao dịch gặp nhiều khó khăn.

 

(1)  Hai lỗi người dân thường mắc phải khi bảo quản sổ hồng

Sổ hồng là tên gọi quen thuộc của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đây là giấy tờ pháp lý rất quan trọng. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ thông tin trên sổ để tiến hành các thủ tục liên quan.

Chính vì vậy, người dân thông thường sẽ dùng mọi phương pháp khác nhau để bảo quản sổ hồng. Trong đó, hai phương pháp người dân thường sử dụng nhất là bọc nhựa, ép plastic,.. ở các tiệm photo. Việc này tưởng chừng như bảo quản tốt sổ hồng nhưng thực chất lại dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.

Đối với trường hợp người dân bảo quản bằng bọc nhựa

Trong quá trình chứng nhận hợp đồng giao dịch liên quan đến nhà đất ở các văn phòng công chứng, công chứng viên bắt buộc phải tháo lớp nhựa ra để kiểm tra chứng từ, lúc này một phần chữ đã bị dính vào lớp nhựa làm mất nội dung ghi trên sổ hồng, bị rách... gây khó khăn cho việc đánh giá chứng từ của công chứng viên.

Đối với trường hợp người dân ép plastic sổ hồng

Trong quá trình chứng nhận hợp đồng giao dịch liên quan đến nhà đất ở các văn phòng công chứng, khi tiến hành công chứng thì công chức viên không thể kiểm tra được chứng từ vì đã có một lớp nhựa bị dính chặt vào nội dung cần kiểm tra dẫn đến sổ hồng có thể bị nhòe, bị rách, bị hư hỏng.

Bên cạnh đó, sau khi chứng nhận hợp đồng giao dịch thì người dân cũng không thể cập nhật thông tin lên sổ hồng vì đã bị ép nhựa cứng. 

Tóm lại, bọc nhựa và ép plastic sổ hồng là hai lỗi mà người dân thường mắc phải trong quá trình bảo quản sổ hồng. Việc bảo quản sổ hồng theo hai cách này tưởng chừng mang lại hiệu quả tốt nhưng không ngờ lại gây tốn kém và khó khăn trong quá trình chứng nhận giao dịch, giấy tờ.

Đối với việc bảo quản số hồng đúng cách, TS. Ninh Thị Hiền đã cho lời khuyên rằng “Cách tốt nhất để bảo quản giấy chứng nhận hiện nay đa phần là không bọc nhựa cũng không ép plastic, chỉ cần bảo quản kỹ, tránh nơi ẩm ướt, mối mọt”

(2) Cách cấp đổi khi sổ hồng bị ố, nhòe, rách nát 

Nếu trong quá trình bảo quản sổ hồng bị ố, nhòe, rách nát hay do không bảo quản cẩn thận dẫn đến bị hư hỏng, thì trong trường hợp này người dân sẽ phải xử lý như thế nào? 

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi sổ đỏ, sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng thì người dân có quyền làm hồ sơ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cho đổi lại để đảm bảo quyền lợi đối với tài sản của mình, cũng như các giao dịch khác liên quan đến giấy chứng nhận không bị ảnh hưởng do giấy chứng nhận bị ố, mờ, rách nát.

Quy trình cấp đổi lại được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về thủ tục cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận thì hồ sơ cấp đổi sổ hồng, gồm:

- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK 

Mẫu số 10 xem và tải về:

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/mau%20so%2010.doc

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền 

Người dân nộp hồ sơ cấp đổi sổ hồng, giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai (theo quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ- CP)

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:

+ Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;

+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

+ Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã (căn cứ khoản 3 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP,)

Thông thường, thời gian cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 10 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày (quy định tại điểm p khoản 2 Điều 61 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

Như vậy, nếu người dân phát hiện hiện sổ hồng, giấy tờ bị ố, bị nhòe, bị  hư hỏng thì nên làm hồ sơ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đổi lại giấy chứng nhận để đảm bảo quyền lợi của mình đối với tài sản đó. Việc thực hiện quá trình cấp đổi được thực hiện theo trình tự thủ tục nêu trên. 

Tóm lại, bọc nhựa và ép plastic là hai lỗi cơ bản mà người dân mắc phải khi bảo quản sổ hồng, cách tốt nhất để bảo quản sổ hồng là không bọc nhựa cũng không ép plastic, chỉ cần bảo quản kỹ, tránh nơi ẩm ướt, mối mọt. Trong trường hợp sổ hồng bị ố, bị nhòe, bị hư hỏng, người dân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cho đổi lại để đảm bảo quyền lợi đối với tài sản của mình.

  •  914
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…