(TVPL) Các luật sư về nhân quyền đại diện cho các nạn nhân khởi đầu một vụ kiện tại tòa án Liên bang Mỹ cáo buộc Liên Hợp Quốc (LHQ) đã có những hành động cẩu thả và sai trái dẫn đến bùng phát dịch tả tại Haiti vào năm 2010.
Họ cáo buộc các cơ sở của LHQ đã làm rò rỉ nước thải chưa qua xử lý xuống sông Artibonite gần thị trấn Meille đã gây ra đại dịch tả.
Tháng 10/2010, bệnh dịch tả bùng nổ ở Haiti, đặc biệt hơn quốc đảo này vẫn đang lao đao vì trận động đất hồi đầu năm làm giết chết hàng chục nghìn người. Vi khuẩn bệnh tả không phải từ bản địa Haiti, lây lan nhanh chóng, giết chết khoảng 8.300 người và 650.000 người bị ảnh hưởng.
Vào đầu năm, Tổng thư ký Ban Ki-moon tuyên bố LHQ không chấp nhận việc đòi bồi thường cho các nạn nhân bị dịch tả của Haiti, vì tổ chức này đã được miễn trừ pháp lý theo điều ước quốc tế.
Ông Jonathan Katz, một cựu phóng viên hãng Associated từng là một trong những nhà báo đầu tiên để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh trong năm 2010 cáo buộc Liên Hợp Quốc đã che đậy trách nhiệm của mình đối với dịch tả.
"Trong năm 2010, Liên Hiệp Quốc đã không muốn bất cứ ai nói về điều này", Katz nói, trong một cuộc phỏng vấn điện thoại với CNN.
Vào hồi tháng 9, ông Laurent Lamothe, thủ tướng Haiti, đã nêu vấn đề trong một bài phát biểu trước hội nghị thường kỳ của LHQ.
"Liên hợp quốc có trách nhiệm đạo đức về việc bùng phát dịch bệnh", ông Lamothe phát biểu.
Ông Lamothe cho rằng những nỗ lực hiện nay của LHQ để diệt trừ dịch tả là chưa đủ. Ông kêu gọi thành lập một ủy ban để tiếp tục nghiên cứu căn bệnh này.
Cơ quan y tế tiếp tục ghi lại hàng ngàn trường hợp bệnh tả mỗi tháng. Ít nhất 182 người dân Haiti chết vì dịch tả từ giữa tháng 4 đến tháng 8 năm 2013, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Thanh Hữu dịch
Theo CNN