Lễ Quốc tang chỉ được tổ chức đối với những chức danh nào và diễn ra bao nhiêu ngày? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Có mấy hình thức lễ tang?
Theo Điều 3 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định có 04 hình thức lễ tang bao gồm:
1. Lễ Quốc tang.
2. Lễ tang cấp Nhà nước.
3. Lễ tang cấp cao.
4. Lễ tang Cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, Lễ Quốc tang là tang lễ được tổ chức theo nghi thức cao nhất, thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với công lao, cống hiến của người vừa từ trần.
Xem bài viết: Có bắt buộc phải hoãn lịch đám cưới khi diễn ra Quốc tang không?
Điện, thư chia buồn Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần
Cấm/hạn chế lưu thông một số tuyến đường phục vụ Lễ Quốc tang
Ban Lễ tang Nhà nước gồm những ai? Lễ viếng và Lễ truy điệu được tổ chức thế nào?
Ý nghĩa của việc treo cờ rủ, cách treo cờ rủ trong ngày Quốc tang
Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 ngày
Theo Điều 10 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về thời gian, nghi thức để tang trong Lễ Quốc tang như sau:
Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 (hai) ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Theo đó, trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng sẽ không được tổ chức trong 02 ngày.
Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng
Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).
An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.
Những chức danh nào được tổ chức Lễ Quốc tang?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang, như sau:
- Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
+ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
+ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Cơ quan nào có thẩm quyền thông báo về Lễ Quốc tang?
Các cơ quan sau đây cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang:
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
5. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến quy định về Lễ Quốc tang theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP.
Xem bài viết: Có bắt buộc phải hoãn lịch đám cưới khi diễn ra Quốc tang không?
Điện, thư chia buồn Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần
Quy định về lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ Quốc tang
Ban Lễ tang Nhà nước gồm những ai? Lễ viếng và Lễ truy điệu được tổ chức thế nào?
Ý nghĩa của việc treo cờ rủ, cách treo cờ rủ trong ngày Quốc tang