DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lao động tự do có được tham gia BHXH?

Avatar

 
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là những phúc lợi xã hội mà người dân có thể hưởng sau khi tham gia BHXH. Qua đó, người có thẻ BHXH sẽ nhận được các khoản hỗ trợ bằng tiền sau khi thất nghiệp hoặc hưu trí. 
 
lao-dong-tu-do-co-duoc-tham-gia-bhxh
 
Thông thường chúng ta có thể thấy đối tượng tham gia BHXH là nhân viên tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhà nước. Vậy, đối với người hành nghề tự do, họ có được tham gia BHXH?
 
1. Đối tượng tham gia BHXH
 
Hiện nay, theo hiện hành về BHXH có quy định 02 loại BHXH mà tùy theo từng loại BHXH thì sẽ có các đối tượng tham gia và quy định khác nhau:
 
(1) BHXH bắt buộc
 
BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
 
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
 
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn.
 
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 - dưới 03 tháng.
 
- Cán bộ, công chức, viên chức.
 
- Công nhân quốc phòng, CAND, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
 
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
 
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
 
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
 
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
 
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
 
Ngoài ra, NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
 
Theo đó, BHXH bắt buộc chỉ áp dụng với NLĐ làm việc theo hợp đồng và là người của tổ chức, pháp nhân theo quy định trên. Còn đối với người làm nghề, hành nghề tự do không được tham gia loại hình bảo hiểm này.
 
(2) BHXH tự nguyện
 
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
 
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại Mục (1).
 
Như vậy, đối với loại hình BHXH tự nguyện thì chỉ yêu cầu là công dân từ đủ 15 trở lên là đã có thể tham gia chứ không bắt buộc ngành nghề, hay là người làm việc cho cơ quan, tổ chức mới có thể tham gia.
 
2. BHXH tự nguyện bao gồm những chế độ nào?
 
Vừa qua, cơ quan BHXH TP.HCM phối hợp cùng với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM tổ chức tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện cho các cá nhân, hội gia đình để chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
 
Tại buổi gặp gỡ đã trao đổi, chia sẻ cho người dân về quyền lợi của BHXH tự nguyện có lợi như thế nào đối với những người làm nghề tự do và có hoàn cảnh khó khăn. 
 
Theo đó, tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định BHXH tự nguyện bao gồm hỗ trợ tiền hưu trí và tử tuất cho người tham gia.
 
Có thể thấy, dù không tham gia được BHXH bắt buộc thì người lao động tự do cũng nên tham gia BHXH tự nguyện. Khi về già sức khả năng lao động còn được cao thì NLĐ tự do vẫn có thể hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện.
 
3. Mức đóng BHXH tự nguyện
 
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ được thực hiện theo Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
 
Hằng tháng, người tham gia BHXH đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
 
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
 
Bên cạnh đó, NLĐ được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
 
- Hằng tháng.
 
- 03 tháng một lần.
 
- 06 tháng một lần.
 
- 12 tháng một lần.
 
- Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định trên.
 
Năm 2022, thay đổi mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/tháng (trước đó năm 2019 là 700.000 đồng/tháng) do đó mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất và mức hỗ trợ của Nhà nước đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện như sau:
 
* Mức đóng BHXH hàng tháng chưa được hỗ trợ là 300.000 đồng
 
- Người thuộc hộ nghèo: được nhà nước hỗ trợ 30% nên chỉ đóng 231.000 đồng.
 
- Người thuộc hộ cận nghèo: được nhà nước hỗ trợ 25% nên chỉ đóng 247.500 đồng.
 
- Người thuộc đối tượng khác: được nhà nước hỗ trợ 10% nên chỉ đóng 297.000 đồng.
 
Như vậy, người làm nghề tự do, kinh doanh không thuộc bất kỳ cơ quan, tổ chức nào vẫn có thể tham gia BHXH. Tuy nhiên, chỉ với BHXH tự nguyện với mức đóng hàng tháng là 300.000 đồng. Còn đối với NLĐ thuộc các diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn sẽ được nhà nước hỗ trợ.
  •  839
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…