DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Làm thời vụ có phải ký HĐLĐ và đóng BHXH hay không?

Avatar

 

Hiện nay khái niệm “việc làm thời vụ” không còn mấy xa lạ đối với chúng ta, bởi lẽ thị trường lao động thời vụ trước giờ vẫn luôn sôi động với nhu cầu tuyển dụng cao. Tuy nhiên, người lao động cần biết và nắm rõ kiến thức để đảm bảo quyền lợi lao động của mình khi tham gia vào thị trường này. Vậy việc làm thời vụ là gì, làm thời vụ có phải ký HĐLĐ hay BHXH không?

Vậy việc làm thời vụ là gì?

Thực chất việc làm thời vụ không là một công việc cụ thể mà là một hình thức làm việc. Bởi lẽ, tính chất của công việc này là làm trong một khoảng thời gian nhất định và không liên tục. Khác với các công việc chính thức khác hay các công việc ký hợp đồng dài hạn.

Việc làm thời vụ mang tính phổ thông và phù hợp đối với các bạn là học sinh, sinh viên hay những người không có nhiểu kinh nghiệm bởi nó không đòi hỏi quá nhiều về trình độ chuyên môn. Ngoài ra, việc làm này còn kiếm thêm được nguồn thu nhập cho bản thân. Đặc biệt vào các dịp lễ, Tết hay nghỉ hè thì nhiều người lao động được nghỉ có thể làm công việc thời vụ để phụ vụ cho nhu cầu của bản thân.

lam-thoi-vu-co-dong-bhxh

Làm thời vụ có phải ký HĐLĐ không?

Nếu như trước đây, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng không mang tính chất thường xuyên kéo dài từ 12 tháng trở lên thì người lao động sẽ được ký hợp đồng thời vụ. Đối với những công việc mà mang tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên thì không được ký hợp đồng thời vụ trừ trường hợp là tạm thời thay thế người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quan sự hoặc người lao động nghỉ chế độ thai sản và trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bị ốm, nghỉ việc tạm thời.

Giờ đây, với BLLĐ 2019 thì HĐLĐ thời vụ không còn hiệu lực. Thay vào đó thì bên nhà tuyển dụng các doanh nghiệp sẽ thực hiện ký HĐLĐ có thời hạn dưới 36 tháng với người lao động. Nghĩa là người lao động và bên sử dụng lao động sẽ tự thỏa thuận với nhau thuê trong vòng bao nhiêu tháng có thể là 1 tháng, 4 tháng, 12 tháng nhưng không được quá 36 tháng.

Việc kí hợp đồng lao động bằng văn bản với các trường hợp sau: 

- Người lao động làm từ đủ 01 tháng trở lên;

- Người lao động dưới 15 tuổi;

- Người lao động làm giúp việc gia đình;

- Ký hợp đồng lao động với một nhóm người lao động thông qua một người được ủy quyền.

Ngoài những trường hợp khác ở trên thì 2 bên hoàn toàn có thể ký kết hợp đồng bằng lời nói.

Làm thời vụ có phải đóng BHXH không?

Căn cứ tại điểm a, b Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).

Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì những đối tượng sau trong số các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, có thời hạn hoặc mùa vụ có thời gian từ 03 đến 12 tháng. Bao gồm cả HĐLĐ ký kết với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;

- Công nhân thời vụ hợp đồng từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Như vậy, người lao động làm việc từ 01 tháng trở lên đều cần tham gia BHXH bắt buộc căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Người lao động và doanh nghiệp có thể bị phạt nếu không đóng BHXH?

Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH. Trong trường hợp người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc không đóng BHXH sẽ vi phạm quy định của pháp luật về BHXH được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

Các hành vi bị nghiêm cấm:

- Trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, chế tài cho những hành vi này là:

Căn cứ theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể tại Khoản 1,6,7 Điều 39 như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

- Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

  •  947
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…