DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Kinh doanh gỗ đã qua chế biến cần những giấy tờ gì?

Avatar

 
Hiện nay, ngành xuất khẩu gỗ, nhất là viên nén dạng gỗ trở nên thu hút và tạo ra nhiều lợi nhuận tại thị trường châu âu, không những vậy còn tạo được lợi nhuận lớn đối với những doanh nghiệp thu mua viên nén gỗ trong nước.
 
Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường nước ngoài khan hiếm nguồn cung khí đốt vào mùa đông năm nay nên một ngành xuất khẩu viên nén tưởng chừng như ít giá trị lại tạo ra lợi nhuận lớn.
 
Đối với những công ty xuất khẩu gỗ họ đã có một quy trình và quy mô sản xuất kinh doanh đi vào quy chuẩn. Vậy đối với cá nhân, hộ gia đình muốn mua bán gỗ đã qua chế biến và đến tay các doanh nghiệp đầu mối cũng như khách hàng trong nước cần có những giấy tờ gì?
 
kinh-doanh-go-da-qua-che-bien-can-nhung-giay-to-gi
 
1. Đối với gỗ nhập khẩu từ nước ngoài
 
Hộ gia đình, cá nhân khi kinh doanh gỗ hợp pháp trong trường hợp nhập khẩu gỗ về để mua bán thì cần đáp ứng điều kiện theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP về hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu:
 
(1) Trường hợp chủ gỗ nhập khẩu bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho một hay nhiều chủ gỗ khác: 
 
Chủ gỗ nhập khẩu lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê gỗ nhập khẩu, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu hồ sơ gốc gỗ nhập khẩu.
 
(2) Trường hợp chủ gỗ mua, bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ khác: 
 
Chủ gỗ bán lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê mua trước đó, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu giữ bản sao.
 
Trường hợp bán gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ tiếp theo: Chủ gỗ bán thực hiện theo quy định tại mục (2).
 
Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu bằng các hình thức khác: Thực hiện theo quy định tại một trong các điểm a, b và c.
 
2. Đối với gỗ có nguồn gốc từ trong nước
 
Trong trường hợp thương nhân nhập gỗ có nguồn gốc tại Việt Nam, thì theo quy định tại Điều 23 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT đối tượng này phải đáp ứng hồ sơ như sau:
 
Hồ sơ đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên, từ rừng trồng, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu đã chế biến.
 
- Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
 
- Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
 
Theo đó, khi lấy gỗ đã qua xử lý về sản xuất kinh doanh thì thương nhân chỉ cần 02 loại giấy tờ trên.
 
3. Bảng kê lâm sản 
 
Về bảng kê lâm sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT thương nhân kinh doanh gỗ phải lập bảng kê lâm sản đối với đối tượng mà mình kinh doanh.
 
Do chủ lâm sản lập sau khai thác; khi mua bán, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển.
 
Đồng thời, khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản theo quy định hoặc do người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm.
 
Chủ lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại bảng kê lâm sản.
 
Mẫu bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 và Mẫu số 04 kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT.
 
Như vậy, thương nhân là hộ gia đình, cá nhân cần lưu ý đối với hồ sơ kinh doanh sản xuất gỗ thì có hai loại theo 2 hình thức nhập gỗ đó là nhập khẩu từ nước ngoài và nhập nguyên liệu từ nguồn trong nước. Qua đó, cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hồ sơ đối với từng loại theo đúng quy định pháp luật.
  •  1563
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…