DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không sửa tên nước chỉ vì sợ

Avatar

 

 

Trong đợt lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa qua có luồng ý kiến cho rằng nên lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bởi tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên của nước ta, từng được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập 1945 và hiến pháp 1946, 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của nhà nước là dân chủ.

Việc lựa chọn tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa không ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với bối cảnh nước nhà hiện nay.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến không đồng tính với việc quay lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vì sẽ gây ra nhiều hệ quả không có lợi, thậm chí là bị xuyên tạc là ta đang rời mục tiêu, con đường lên chủ nghĩa xã hội và làm phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp.

Việc giữ nguyên tên nước là nhằm khẳng định tiếp mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh phải việc thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc thuộc với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Đáng lẽ ra việc có thay đổi tên nước hay không phải dựa vào ý nghĩa tên gọi, có khẳng định được đúng thể chế chính trị, văn hóa quốc gia hay chưa? Nhưng ở đây người phản đối việc lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không vì lý do trên mà chỉ vì sợ.

1. Sợ bị các thế lực thù địch xuyên tạc

Việc sợ các thế lực thù địch xuyên tạc, Việt Nam không đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội đó chỉ là lời ngụy biện của kẻ bảo thủ, thể hiện sự nhút nhát và đầy yếu đuối trước quân thù. Nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân; điều đó khẳng định nhân dân ta quyết tâm một lòng bảo vệ nhà nước, thể chế chính trị vì đó chính là bảo vệ quyền lợi của họ. Bởi vậy mọi hành vi xuyên tạc chống phá chế độ đều bị phát hiện và tiêu diệt. Lịch sử đất nước đã chứng minh điều đó, một Đảng lãnh đạo còn non trẻ mới chỉ 15 tuổi đã lãnh đạo đất nước đánh tan bao quân thù, gìn giữ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, đưa kinh tế phát triển như ngày hôm nay đều nhờ vào nhân dân; đó là sự tin tưởng ủng hộ của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Nên việc các thế lực thù địch xuyên tạc là điều không đáng sợ.

2. Sợ thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên văn bản, giấy tờ

Trong lịch sử chúng ta đã đổi tên nước một lần năm 1976, thời điểm đó nước nhà chưa mở cửa hội nhập, kinh tế còn khó khăn nhưng chúng ta vẫn làm được việc đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu một cách trơn tru không hề xảy ra điều gì phiền toái. Nên việc thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu trong thời điểm này hoàn toàn có thể thực hiện được.

Ví dụ: Đại loại như các loại giấy tờ cũ có tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có giá trị không cần thay đổi, chỉ đến ngày tên nước mới chính thức có hiệu lực thì bắt buộc theo mẫu mới. Việc lấy lại tên nước không gây tốn kém nhiều trong việc thay đổi các thủ tục hành chính. Chỉ cần ban hành văn bản quy định: kể từ ngày hiến pháp sửa đổi có hiệu lực thì quốc huy, quốc hiệu và con dấu được thực hiện theo mẫu mới.

Nhiều người lo ngại về việc đổi con dấu, song sự lo ngại này là quá thừa bởi lẽ trong lịch sử chúng ta nhiều lần đổi tiền, số lượng tờ tiền đó gắp nhiều lần so với con dấu hiện nay nhưng việc đổi tiền vẫn thực hiện thành công thì không có lý do gì đổi con dấu không được.

3. Sợ nhân dân và bạn bè quốc tế không quen tên gọi mới

Nhiều ý kiến cho rằng tên gọi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở nên quen thuộc với nhân dân Việt Nam và bạn bè Quốc tế nên việc đổi tên sẽ làm họ không quen. Đây cũng chỉ là sự ngụy biện của kẻ cố chấp. Bởi lẽ tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có trước tên nước hiện nay, và nó tồn tại 30 năm trước ngày bị thay đổi nhưng cuối cùng người dân cũng quen với tên gọi hiện hành; nên việc quay về tên cũ người dân sẽ quen lại. Mặt khác, bạn bè thế giới có mấy người biết đến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà quen với không quen, họ chỉ nhớ hai chữ Việt Nam mà thôi. Giống như đa số người dân Việt Nam chỉ biết Hoa Kỳ, Trung Quốc chứ mấy ai biết hết tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đâu?

Đó là ba cái sợ mà những người phản đối ý kiến quay lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng tại sao họ không lo sợ một cảnh đáng phải sợ nhất, đó là sợ trẻ em hỏi mà không biết trả lời. Liệu một ngày nào đó một em học sinh lớp 5 được mời dự phiên họp của Quốc hội về việc sửa đổi hiến pháp 1992 em đó đứng lên phát biểu: “Kính thưa các đồng chí, lúc tôi học cô giáo bảo trong câu tiếng Việt thì danh từ đứng trước tính từ, vậy các đồng chí chỉ giúp tôi “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” chỗ nào là danh từ, chỗ nào là tính từ; cái nào đứng trước cái nào”.

Lời kết: Sửa đổi tên nước là việc làm hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia, quyền lợi của nhân dân. Nên việc sửa như thế nào cho phù hợp, đi đúng định hướng phát triển đất nước, bảo vệ chế độ phải hết sức cẩn trọng. Song sự cẩn trọng không phải là những nỗi sợ hãi mà phải dựa vào lịch sử và hoàn cảnh đất nước để có được bản lĩnh vững vàng.

  •  7792
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…