DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không kịp làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải làm sao?

Trường hợp người lao động (NLĐ) sau 3 tháng nghỉ việc mà quên hoặc không kịp làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải làm sao?

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. 

Theo đó, nếu vượt quá 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng thì trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp do không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên, khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ không bị mất mà sẽ được cộng dồn vào lần hưởng tiếp theo.

Cụ thể, Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định: “Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Theo Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Như vậy, trong trường hợp NLĐ quên hoặc không kịp làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu.

  •  2200
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…