DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không kết hôn nhưng có sổ hộ khẩu chung thì ly hôn thế nào?

Avatar

 

Về vấn đề sổ hộ khẩu có ghi mối quan hệ là vợ chồng thì thông thường cán bộ Công an sẽ căn cứ vào Giấy chứng nhận kết hôn hoặc căn cứ vào quan hệ hôn nhân thực tế được ghi nhận trong các giấy tờ hộ khẩu có từ trước đây. Tuy nhiên đây chỉ là căn cứ tham khảo chứ hoàn toàn không phải là căn cứ xác định chính xác được việc 2 người có mối quan hệ là vợ chồng hay không trong các quan hệ tài sản hoặc tư pháp khác, cụ thể là trong vấn đề giải quyết ly hôn sẽ căn cứ vào việc có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hay không hoặc là giấy tờ chứng minh thời điểm chung sống để có hướng giải quyết theo quy định của Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Theo Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có quy định về xác lập quan hệ hôn nhân như sau:

– Thứ nhất, quan hệ vợ chồng được xác lập trước 03/01/1987  thì được khuyến khích kết hôn, thời điểm này pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng. Có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

– Thứ hai, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 03/ 01/1987 đến 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Luật hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực thì trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

Thứ ba, từ 01/ 01/ 2001 trở đi, trừ 2 trường hợp trên thì trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

                           

Hiện tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã hết hiệu lực được thay thế bởi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy, căn cứ vào quy định này của Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì trong trường hợp nêu trên:

– Nếu quan hệ vợ chồng được xác lập trước 03/01/1987 thì sẽ được công nhận là vợ chồng. Khi ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình.

– Nếu chung sống với như vợ chồng từ 03/01/1987 mà đến sau ngày 01/01/2003 vẫn không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng. Nếu một trong các bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án giải quyết về vấn đề con chung và tài sản chung.

Về thủ tục ly hôn:

Nộp hồ sơ ly hôn tới Tòa án nhân dân quận/ huyện.

Hồ sơ bao gồm như sau:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình xin ly hôn (đối với trường hợp ly hôn thuận tình);

– Đơn xin ly hôn (đối với trường hợp ly hôn đơn phương);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Giấy khai sinh của con (bản chính);

– Sổ hộ khẩu của vợ, chồng (bản sao có chứng thực) (nếu có);

– Chứng minh nhân dân của vợ, chồng (bản sao có công chứng);

– Giấy tờ chứng minh về tài sản chung (nếu có);

  •  2998
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…