Quá trình nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động trở nên khó khăn, khi xảy ra tai nạn giao thông nhưng không báo với chính quyền để lập biên bản.
Theo PLO.vn, khi anh T đang trên đường đi làm, khi qua ngã ba, vì tránh người đi đường. Nên anh T tự ngã, té xỉu, được người dân xung quanh đem đi cấp cứu. Vì nghĩ chuyện té bình thường, không ảnh hưởng đến tính mạng nên không ai báo chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình cấp cứu anh T đã không qua khỏi và qua đời (do chấn thương nặng). Được biết, trước khi bị tai nạn anh T có đi làm tại một công ty xây dựng và được công ty mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động theo quy định.
Vấn đề đặt ra là: khi thân nhân anh T làm thủ tục nhận bảo hiểm tai nạn, thì trong hồ sơ công ty bảo hiểm yêu cầu phải cung cấp được biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được nhận bảo hiểm bị nạn. Tuy nhiên trong trường hợp nay, anh T không có biên bản để thỏa điều kiện được hưởng.
Vậy trong trường hợp này thân nhân anh T phải làm gì để được hưởng bảo hiểm tai nạn theo quy định?
1. Bảo hiểm tai nạn mà anh T tham gia là gì? và điều kiện hưởng như thế nào?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật an tòan vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Do anh T đang làm tại Công ty xây dựng nên được công ty mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động theo quy định. Trong đó: NSDLĐ hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ, NLĐ không phải đóng (khoản 1 Điều 44 Luật an tòan vệ sinh lao động 2015)
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;( khoản 1 Điều 45 Luật an tòan vệ sinh lao động 2015)”
Như vậy, trong trường hợp này anh T đang trên đường đi làm nên anh thỏa điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn 1 lần trong trường hợp này.
Mức bồi thường:
Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH).
2. Thủ tục hưởng bảo hiểm tai nạn theo quy định.
Căn cứ: Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH
Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định, thì NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:
- Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;
- Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;
- Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;
- Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Theo đó, yêu cầu phải cung cấp được biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được nhận bảo hiểm bị tai nạn để hưởng bảo hiểm là đúng theo quy định.
3. Vậy, nếu không có biên bản của cơ quan công an, thì xử lý như thế nào?
Căn cứ: khoản 5 Điều 35 Luật an tòa vệ sinh, lao động quy định như sau:
Người sử dụng lao động và các cá nhân liên quan đến tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải có nghĩa vụ hợp tác với Đoàn điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra.
Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;
b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;
c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.
Như vậy, từ quy định trên thì trong nếu bị tai nạn trên đường đi nếu không báo cơ quan có thẩm quyền để lập biện bản khám nghiệm hiện trường, thì người thân, NSDLĐ có thể làm đơn đề nghị và xin xác nhận của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn thì vẫn được chấp nhận.