DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không có bằng lái có được đứng tên mua xe máy không?

Avatar

 

Nhiều người băn khoăn không có bằng lái nhưng đứng tên mua xe máy liệu có vi phạm pháp luật không? Cùng tìm hiểu chủ đề thú vị này qua bài viết dưới đây nhé

(1) Không có bằng lái có được đứng tên mua xe máy không?

Có nhiều lý do khiến người mua xe tại thời điểm mua xe, đăng ký xe máy không có bằng lái, ví dụ như: bằng lái đang bị tạm giữ do vi phạm giao thông; người bị mất bằng lái đang chờ cấp lại; cha mẹ tặng trước xe cho con chưa thành niên, sau này đủ tuổi và có bằng lái sẽ điều khiển,...

Vậy câu hỏi đặt ra là: Không có bằng lái có được đứng tên mua xe máy không?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2023/TT-BCA, hồ sơ đăng ký xe lần đầu bao gồm:

- Giấy khai đăng ký xe

- Giấy tờ của chủ xe

- Giấy tờ của xe

Về phần giấy tờ của chủ xe, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2023/TT-BCA, chủ xe sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình căn cước công dân, hộ chiếu.

Ngoài ra, nếu chủ xe ủy quyền cho người khác đăng ký xe,  thì ngoài giấy tờ của chủ xe, người được ủy quyền còn phải xuất trình giấy tờ tùy thânnộp văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, theo quy định trên, pháp luật không yêu cầu chủ xe phải xuất trình bằng lái xe khi thực hiện đăng ký xe lần đầu. 

Chính vì vậy, cá nhân dù chưa có bằng lái xe thì vẫn có thể được đứng tên chủ sở hữu trên giấy đăng ký xe nếu đáp ứng đủ điều kiện là từ đủ 15 tuổi trở lên

Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe.

Tuy nhiên, cần phải đặc biệt lưu ý là dù được đứng tên trên giấy đăng ký xe, nhưng phải từ đủ 16 tuổi trở lên thì mới được lái xe gắn máy dưới 50cm3.

Và phải từ đủ 18 tuổi trở lên, đồng thời có bằng lái xe phù hợp thì mới được lái xe mô tô 02 bánh và các loại xe tương tự từ 50cm3 trở lên.

(2) Điều khiển xe máy không có bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe máy

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe máy

Căn cứ theo điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

- Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

- Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánhkhông có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

(3) Kết luận

Việc điều khiển xe máy khi không có bằng lái xe là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, tiềm ẩn nguy cơ cao cho bản thân và người tham gia giao thông khác. Do đó, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông bằng cách:

- Tham gia các khóa học để lấy bằng lái xe máy.

- Tìm hiểu kỹ về luật giao thông đường bộ.

- Luôn mang theo giấy tờ xe và các giấy tờ tùy thân khi tham gia giao thông.

- Tuân thủ các biển báo giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng.

- Lái xe với tốc độ phù hợp, đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

- Không lái xe khi đã sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích.

Bằng cách nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, mỗi cá nhân góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho bản thân và cộng đồng.

  •  837
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…