Tình huống đặt ra: Cơ sở của tôi có 10 tổ sản xuất, vậy thì cần bố trí bao nhiên an toàn vệ sinh viên. Việc không bố trí an toàn vệ sinh viên bị xử phạt như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 74 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 có quy định:
"Điều 74. An toàn, vệ sinh viên
1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở. [...]”
=> Như vậy, mỗi tổ sản xuất phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Ví dụ, doanh nghiệp có 10 tổ sản xuất, thì phải bố trí ít nhất 10 an toàn, vệ sinh viên cho mỗi tổ sản xuất đó.
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 21. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
[...]
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
[...]
b) Không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác y tế hoặc không ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định hoặc bố trí người làm công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;[...]"
=> Theo đó, an toàn, vệ sinh viên là người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Do đó, việc không bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt nêu trên