DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi nào tin nhắn, email được xem là chứng cứ?

Avatar

 

Tin nhắn, email có được xem là bằng chứng?

Tin nhắn, email - Ảnh minh họa

Nhiều vụ án hiện nay diễn ra hoàn toàn chỉ trên cơ sở dữ liệu điện tử, tức các hình thức tin nhắn, email liên lạc. Vậy những loại thông tin trên có được xem là chứng cứ trong các hoạt động tố tụng hay không?

Tin nhắn, email là hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu trên phương tiện điện tử (Điều 10 Luật giao dịch điện tử 2005) theo đó, Điều 14 Luật này có quy định:

“Điều 14. Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ

1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.

2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”

Như vậy về bản chất, tin nhắn, mail không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ, tuy nhiên vẫn cần phải xác định độ tin cậy của những dữ liệu này.

Ngoài ra tại các Điều 12, 13 của Luật trên, thông điệp dữ liệu còn được xác định có giá trị như một văn bản gốc nếu đáp ứng đủ:

- Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.

Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;

- Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Trong hoạt động tố tụng dân sự, Điểm a Khoản 2  Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP xác định, để được coi là nguồn chứng cứ thì:

a) Các tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao.

Tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về các nguồn của chứng cứ trong tố tụng hình sự, trong đó bao gồm:

- Vật chứng;

- Lời khai, lời trình bày;

- Dữ liệu điện tử;

- Kết luận giám định, định giá tài sản;

- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

- Các tài liệu, đồ vật khác.

Khi những nguồn này được thu thập đúng theo trình tự, thủ tục của Bộ luật này quy định thì sẽ có giá trị làm chứng cứ.

Như vậy có thể hiểu tin nhắn, email có giá trị pháp lý để trở thành chứng cứ, nhưng trong tố tụng hình sự, muốn những thông tin này được cơ quan chức năng sử dụng làm chứng cứ thì chúng phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ theo luật định.

  •  8522
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…