DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi nào cần giám định tâm thần? Ai có quyền yêu cầu giám định?

Avatar

 
Vừa qua con của một người nổi tiếng (hiện đang là bị can), đã có đơn xin không giám định pháp y tâm thần mẹ của mình do có lo ngại yêu cầu giám định từ người chồng bị can sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can.
 
Từ vụ việc trên thì khi nào cần trưng cầu giám định tâm thần một người và những ai có quyền yêu cầu giám định bị can, bị cáo? Cơ quan có chức năng giám định có thực hiện giám định trường hợp trên?
 
khi-nao-can-giam-dinh-tam-than-ai-co-quyen-yeu-cau-giam-dinh?
 
1. Trưng cầu giám định tâm thần là gì?
 
Trưng cầu giám định tâm thần là một hoạt động điều tra của cơ quan chức năng giám định và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự qua đó có đầy đủ cơ sở, chứng cứ để tiến hành xác minh và phục vụ công tác điều tra, tố tụng.
 
Cụ thể hơn thì cơ quan chuyên môn giám định sẽ thực hiện các kỹ thuật chuyên ngành để nghiên cứu tử thi, vật chứng, chứng từ hoặc kiểm tra tình trạng sức khỏe có liên quan đến vụ án theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
 
2. Khi nào phải trưng cầu giám định tâm thần?
 
Căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định 06 trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định như sau:
 
Thứ nhất, tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
 
Thứ hai, tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó.
 
Thứ ba, nguyên nhân chết người.
 
Thứ tư, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.
 
Thứ năm, chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
 
Thứ sáu, mức độ ô nhiễm môi trường.
 
Do đó, một người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ thì sẽ được yêu cầu xác định tình trạng tâm thần để phục vụ công tác điều tra và tố tụng.
 
3. Ai có quyền yêu cầu giám định tâm thần?
 
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bởi Luật Giám định tư pháp 2020) người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. 
 
Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm:
 
- Đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính.
 
- Nguyên đơn dân sự.
 
- Bị đơn dân sự.
 
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự 
 
- Người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
 
4. Thời hạn thực hiện giám định tâm thần
 
Sau 7 ngày từ khi nhận được đơn yêu cầu giám định tâm thần cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giám định hoặc không giám định và có thông báo gửi đến người làm đơn.
 
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc giám định tâm thần thì căn cứ Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn giám định như sau:
 
* Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
 
- Không quá 03 tháng đối với trường hợp tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ.
 
- Không quá 01 tháng đối với trường hợp xác định nguyên nhân chết người và trường hợp mức độ ô nhiễm môi trường.
 
- Không quá 09 ngày đối với các trường hợp tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, trường hợp tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động và trường hợp chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
 
* Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
 
* Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
 
Thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
 
Đồng thời, thời hạn giám định quy định này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
 
Như vậy, trường hợp tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ thì người đại diện, người thân và cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu giám định tâm thần.
  •  5298
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…