DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khác biệt giữa tạm giữ và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Tạm giữ và tịch thu phương tiện VPHC

Tạm giữ và tịch thu phương tiện VPHC

Ngoài việc tịch thu là không trả lại và tạm giữ là có thể được trả lại thì giữa 2 khái niệm này còn gì khác nhau không? Mời bạn đọc tham khảo bảng dưới đây.

 

Tạm giữ phương tiện

Tịch thu phương tiện

Định nghĩa

Là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giữ lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong một thời gian nhất định.

Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Căn cứ áp dụng

- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt.

- Để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt

- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

Chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể.

Tính chất

Là biện pháp để bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

Thẩm quyền

Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Hệ quả 

Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu.

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ được đem bán đấu giá hoặc:

+ Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý

+ Chuyển cho cơ quan được giao quản lý nếu là giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan.

+ Giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nếu là ma túy, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hoặc các vật có giá trị văn hóa, lịch sử, cổ vật.

+ Lập biên bản xử lý nếu không có giá trị sử dụng.

Căn cứ: 

- Điều 26; Khoản 1 Điều 82; Khoản 1, 3 Điều 125; Khoản 1 Điều 126, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

- Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP

Mời bạn đọc cùng đóng góp bổ sung và đặt câu hỏi!

  •  2054
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…