DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hủy hôn: Có đòi lại được tài sản?

Avatar

 

Không có gì giới hạn với cuộc sống này, kể cả việc bưng tráp,sính lễ đến hỏi cưới nhưng sau đó không cưới thì đòi lại tài sản cũng không phải là trường hợp hy hữu.

Không ít các trường hợp mới yêu nhau đấy, thề non hẹn biển, tưng bừng lễ vật bàn chuyện trăm năm, tích tắc sau đấy lại kéo nhau ra tòa “đòi quà”.

Bắt thang lên hỏi ông trời, lấy tiền cho gái có đòi được không? 

Về khía cạnh pháp lý, thông thường trong quan hệ trao nhận sính lễ các bên đã thống nhất với nhau về hợp đồng nhưng việc hợp đồng có phát sinh hay không còn phụ thuộc vào một điều kiện (thông thường được hiểu là một sự việc trong tương lai chưa chắc chắn sẽ xảy ra). Khi điều kiện xảy ra thì hợp đồng phát sinh (tức tồn tại) còn, khi điều kiện không xảy ra, hợp đồng coi như chưa phát sinh với hệ quả là nếu các bên đã thực hiện như đã trao nhận tài sản thì các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu.

Khi trao nhận sính lễ, các bên không nói là việc trao nhận sính lễ là hợp đồng tặng cho nhưng về mặt pháp lý thì nó là vậy . Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Trong trường hợp này có thể xác định đây là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Họ nhà trai đưa tài sản có thể mặc định nhà gái chấp nhận cưới. Trường hợp từ hôn thì có thể xem họ nhà gái không thực hiện nghĩa vụ, đơn phương chấm dứt hợp đồng tặng cho có điều kiện lúc này bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại điều 462 BLDS 2015

Về mặt truyền thống, cưới xin là chuyện cả đời, tổn thất vật chất còn cân, đo, đong, đếm được chứ cái ở lại vẫn là những nỗi niềm đến từ các bậc phụ huynh, bậc con trẻ và cả các ông, bà láng giềng truyền tai nhau câu chuyện. :-P

Tuy nhiên theo tôi còn xem xét đến yếu tố lỗi. Lỗi bên nào bên đó chịu, trường hợp cả hai cùng có lỗi thì chịu theo phần lỗi của mình. Mà để không mất thời gian, nên căn cứ theo tập quán địa phương nếu tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp không có tập quán, tài sản tặng cho vì lý do kết hôn phải hoàn trả cho người tặng cho là ổn nhất.

Người ta có câu “Của Thiên trả Địa” được hay không thì tiền mình làm ra vẫn quý hơn mà đúng không?

Mấy bác cho cái đóng góp chứ trên chỉ là quan điểm cá nhân tại hạ thôi 

 

 

  •  6768
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…