Ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả hai người đang còn sống. Trong thời gian gần đây, tình trạng ly hôn ngày càng trở nên trầm trọng khi số lượng có xu hướng gia tăng.
Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ đề cập đến vấn đề xác định thẩm quyền khi giải quyết ly hôn.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn theo vụ việc
Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Tòa án được xác định là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Do đó, nếu bạn nộp đơn tại cơ quan khác không có thẩm quyền sẽ bị trả lại đơn.
Tiếp sau đó, bạn cần xác định Tòa án cụ thể nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
Bước 2: Xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn theo cấp
Ở bước này, cần xác định Tòa án nhân dân cấp nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Căn cứ vào quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền theo cấp trong vụ việc ly hôn được xác định như sau:
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN |
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH |
Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn đơn phương và thuận tình ly hôn. Về bản chất, những vụ việc ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện không có yếu tố nước ngoài. Ngoại lệ: trường hợp tại khoản 4 Điều 35, đó là trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng mà cả hai bên cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam. Các vụ việc này sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết. |
Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35). Trong đó, ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc một trong 02 trường hợp sau: + Có ít nhất một bên ly hôn là người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài + Các bên là công dân Việt Nam. Nhưng căn cứ căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. |
Bước 3: Xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn theo lãnh thổ hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
- Thẩm quyền giải quyết ly hôn theo lãnh thổ:
+ Trường hợp đơn phương xin ly hôn thì Tòa án nhân dân nơi bị đơn là cá nhân đang cư trú, làm việc. Hoặc nơi bị đơn là tổ chức có trụ sở có thẩm quyền giải quyết. Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Pháp luật quy định các bên có thể thỏa thuận và lập thành văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết.
+ Trong trường hợp thuận tình ly hôn thì Tòa án nhân dân nơi một trong hai bên thuận tình ly hôn có thẩm quyền giải quyết.
+ Trường hợp vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
- Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Pháp luật cho phép các đương sự được quyền lựa chọn được Tòa án phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự tham gia vào quá trình tố tụng. Cụ thể, khi có một trong các tình tiết sau đây, nguyên đơn được yêu cầu Tòa án tương ứng để giải quyết:
+ Nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì có thể lựa chọn Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết
+ Khi bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc ly hôn có tranh chấp về cấp dưỡng. Thì có thể lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở.
+ Các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi. Thì có thể lựa chọn Tòa án tại một trong các nơi đó.
+ Ly hôn có tranh chấp về bất động sản mà bất động sản có ở nhiều nơi. Thì có thể lựa chọn Tòa án nơi có một trong các bất động sản đó.