DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn phương pháp xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong hoàn thuế GTGT

Avatar

 
Ngày 18/9/2023 Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) và lựa chọn người nộp thuế (NNT) để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
 
huong-dan-phuong-phap-xac-dinh-nguoi-nop-thue-co-dau-hieu-rui-ro-trong-hoan-thue-gtgt
 
Nội dung Bộ chỉ số tiêu chí lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro
 
Bộ CSTC phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế bao gồm 03 nhóm, cụ thể:
 
- Nhóm I: Nhóm CSTC phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau
 
Là nhóm các CSTC mà nếu NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc một (01) trong các CSTC này thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT sẽ được thực hiện phân loại thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.
 
- Nhóm II: Nhóm CSTC phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo phương pháp chấm điểm rủi ro
 
Là nhóm các CSTC áp dụng phương pháp tính điểm, xếp hạng rủi ro. Trên cơ sở đó thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
 
- Nhóm III: Nhóm CSTC theo yêu cầu quản lý của cơ quan thuế
 
Là nhóm các CSTC áp dụng phương pháp chấm điểm rủi ro mà cơ quan thuế có thể lựa chọn bổ sung vào Bộ CSTC đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT.
 
Tổng cục Thuế sử dụng các CSTC Nhóm II và có thể lựa chọn thêm các CSTC Nhóm III (nếu cần) để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT và lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro phù hợp với từng thời kỳ để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế. Bộ CSTC do Tổng cục Thuế sử dụng được áp dụng toàn quốc.
 
Cục Thuế có thể xây dựng thêm Bộ CSTC trên cơ sở lựa chọn các CSTC Nhóm II và Nhóm III ban hành theo Quyết định này để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT cho phù hợp với đặc điểm NNT và phù hợp với công tác quản lý từng địa phương. Trường hợp Cục Thuế lựa chọn, xây dựng thêm Bộ CSTC, Cục Thuế có văn bản báo cáo gửi về Tổng cục Thuế (qua Ban Quản lý rủi ro) để xem xét quyết định thực hiện.
 
Phương pháp xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong hoàn thuế GTGT
 
- Đối với CSTC Nhóm I
 
Phương pháp phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT là phương pháp lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc một (01) trong các CSTC Nhóm I sẽ phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.
 
Các trường hợp còn lại NNT sẽ được đưa vào phân tích, đánh giá rủi ro rủi ro theo các CSTC Nhóm II và Nhóm III để phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
 
- Đối với CSTC Nhóm II và Nhóm III
 
Phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp chấm điểm và được thực hiện như sau:
 
+ Phương pháp xác định điểm rủi ro của từng CSTC được tính toán theo các hàm xác suất thống kê hoặc theo phương pháp thống kê số liệu.
 
+ Thang điểm áp dụng đối với các CSTC là thang điểm 10 trong đó mức điểm rủi ro cao nhất là 10 và mức điểm rủi ro thấp nhất là 1.
 
+ Trọng số để đánh giá mức độ trọng yếu của từng CSTC cao nhất là 5 và thấp nhất là 1. Tổng cục Thuế quy định trọng số đối với từng CSTC phù hợp theo từng thời kỳ.
 
+ Xác định tổng điểm rủi ro của NNT: là tổng giá trị điểm rủi ro các CSTC của từng NNT.
 
+ Xếp hạng rủi ro: Trên cơ sở tổng điểm rủi ro của NNT và ngưỡng rủi ro được quy định từng thời kỳ, ứng dụng QLRR tự động xếp hạng rủi ro hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT của NNT được đánh giá theo một trong ba hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.
 
Xem thêm Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
  •  368
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…