DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT SANG ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM

Avatar

 

Trước nhu cầu sử dụng đất đa dạng như hiện nay ở nước ta, đặc biệt là đất ở nông thôn, nhiều khách hàng không khỏi băn khoăn làm sao để chuyển đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm mình đang sử dụng sang mục đích sử dụng đất khác.Để có thể hiểu rõ trình tự chuyển đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm trong trường hợp trên mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

1. Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của pháp luật, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013.

Đất rừng sản xuất theo quy định được chia ra cụ thể là 2 nhóm:

– Nhóm thứ nhất: nhóm đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sẽ được phục hồi bằng biện pháp khoanh vùng nuôi và tái sinh theo phương pháp tự nhiên. Loại đất này khi được giao hoặc cho thuê đất thì có mục đích để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

– Nhóm đất thứ hai: Rừng sản xuất là rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, hay rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.

2. Đất Trồng cây lâu năm là gì?

Đất trồng cây lâu năm: là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Theo quy định của pháp luật, đất trồng cây lâu năm thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013.

– Cây công nghiệp lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất, qua chế biến mới sử dụng được (Cây chè, cà phê, ca cao, điều, hồ tiêu,…).

– Cây ăn quả lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hay để chế biến (Bưởi, cam, nhãn, sầu riêng, vải, xoài,…)

– Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu (Hồi, quế,…).

– Các loại cây lâu năm khác như cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (Bạch đàn, xà cừ, keo, lộc vừng,…).

3. Có được chuyển đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?

Việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất được Luật Lâm nghiệp quy định chi tiết hơn về điều kiện, thẩm quyền, giới hạn diện tích và phương án thay thế.

4. Điều kiện chuyển đất rừng sang đất trồng cây lâu năm?

– Thứ nhất, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, còn phải phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

– Thứ hai, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Thứ ba, khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

– Thứ tư, có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.

5. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?

– Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.

– Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.

– Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.

– Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.

  •  825
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…