DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn cách nhận biết con dấu giả

Avatar

 

Hướng dẫn cách nhận biết con dấu giả

 

Trên thị trường hiện nay, các đối tượng vì lợi nhuận mà bất chấp làm trái quy định của pháp luật để làm giả nhiều giấy tờ trong đó có con dấu. Với  mục đích sử dụng con dấu để xác nhận vào các hợp đồng, chứng từ, giao dịch nhằm hợp pháp hóa giấy tờ. Đối với hành vi làm giả con dấu giả, tùy hành vi cụ thể và mức độ hậu quả mà có hướng xử lý phù hợp (xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự).

Dưới đây là cách nhận diện con dấu giả mà mình đã tổng hợp được:

Dấu hiệu

nhận biết

Con dấu giả

 

Con dấu thật

 

Màu mực in

Có màu mực in không được rõ nét do mực in kém chất lượng dẫn đên việc khi đóng dấu giải sẽ có màu mực nhèo, mờ,...

 

Có màu mực in rõ nét

Các chi tiết in trên dấu 

- Dấu không rõ nét, có khi làm sai chính tả.

- Quốc huy, quốc hiệu đọng mực,  nhạt, mờ nhòe, răng cưa mất chi tiết

Các chi tiết của dấu khi in lên giấy sẽ rất đẹp, các chi tiết in lên giấy rõ ràng và không sai lỗi chính tả.

Về nét chữ 

Không sắc nét. Các nét chữ khi in lên giấy thường hơi nhòe, không rõ ràng  các nét trên con dấu giả sẽ không liền với nhau mà đứt quãng, kiểu chữ không đúng với quy chuẩn, bố cục của hình vẽ và các dòng không cân đối, chỗ nét đậm, chỗ nẹt nhạt, chỗ nét to, chỗ nét nhỏ không đều, thường bị mờ hoặc nhòe mực không rõ

Con dấu giả được làm ra ở những cơ sở không uy tín dẫn đến việc con dấu làm ra không được sắc nét, nét chữ có thể bị đứt quãng, không liền mạch.

Sắc nét 

Bao bì đựng

Không được chắc chắn

Được làm chắc chắn

Giấy tờ chứng nhận giá trị của con dấu

Nếu có dấu hiệu tẩy xóa chứng tỏ đó là giấy tờ giả, các dòng kẻ cũng như chữ trên giấy không rõ ràng là có thể xác định ngay đó là con dấu giả

Không tẩy xóa

 
* Hình thức xử lý đối với hành vi:
 
>>> Xử lý hành chính:

Hành vi làm giả con dấu có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP,

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.

>>> Xử lý hình sự:

Trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng của Bộ luật Hình sự như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).

  •  35090
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…