Trước kia tình hình trộm cắp sẽ diễn vào các dịp giáp Tết, nhưng đến bây giờ điều đó không còn đúng nữa, việc trộm cắp có thể diễn vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, do đó việc cần biết cần làm gì khi chẳng may trộm vào nhà là điều cần thiết
Chúng ta có hai sự lựa chọn khi trộm vào nhà
1. Im lặng để cho trộm lấy gì chúng muốn: đây cũng có thể là một giải pháp an toàn, với việc mất tài sản và việc ảnh hưởng đến tính mạng thì cũng nên cân nhắc điều này
2. Chống trả để ngăn lại hành vi đó của kẻ trộm
Về việc chống trả lại tên trộm là điều rất nhiều chủ nhà lựa chọn vì muốn bảo vệ tài sản của mình. Tuy nhiên cũng không ít trường hợp chủ nhà phải hầu tòa vì việc bắt trộm. Vậy trong trường hợp có trộm xuất hiện trong nhà bạn và bạn muốn bắt nó thì phải thực hiện như thế nào để không chịu trách nhiệm hình sự.
Trước tiên với việc bắt tên trộm này thì hành vi này có thể mang nguy hiểm cho bản thân, vì có những tên trộm với tâm lý bất chấp, có thể làm bất cứ gì khi bị dồn vào đường cùng. Việc cố gắng bắt giữ trộm có thể làm nó gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân
Trước khi đưa ra quyết định có cố gắng để bắt giữ tên trộm hay không thì chúng ta cần nhắm vào tình hình thực tế có thuận lợi hay không. Ví dụ như chúng ta không thể cứ cố gắng bắt trộm trong khi không có bất gì trong tay mà tên trộm lại đang cầm con dao. Hoặc trộm thì có hai ba tên trong khi chúng ta chỉ có một mình. Khi nào điều kiện chúng ta thuận lợi hơn thì mới nên cố gắng để bắt giữ nó.
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy pháp luật không cấm người bị trộm, người tham gia đuổi bắt kẻ trộm dùng vũ lực để bắt kẻ trộm cắp hoặc loại trừ hành vi tấn công của kẻ trộm.
Chúng ta có thể bắt nếu xét thấy đủ khả năng
Khi phát hiện tên trộm chúng ta hoàn toàn có thể bắt và trói lại, để cho hành vi trộm cắp không thể tiếp tục thực hiện. Ngay sau đó báo cho công an hoặc chính quyền địa phương đến để họ thực hiện các thủ tục bắt giữ người phạm tội theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời đừng quên giữ vững hiện trường để cơ qua điều tra làm việc.
Chúng ta cần lưu ý khi bắt xong thì không nên có bất cứ hành vi nào với tên trộm: như đánh đập lấy lời khai, điều tra tội phạm… đây là việc của cơ quan chức năng.
Tên trộm vào nhà ăn trộm là vi phạm pháp luật, nhưng chúng ta không thể dùng một hành vi phạm tội khác để trừng trị. Không thể lấy lý do là nó trộm cắp đồ của chúng ta nên chúng ta mới có hành vi đánh đập nó nhiều như vậy, việc này có thể sẽ làm chúng ta phải chịu trách nhiệm hình sự. Chúng ta cần phải chống trả ở một mức cần thiết.
Nếu việc gây thương tích xảy ra trong quá trình đang giằng co với tên trộm, đồng thời những thương tích mà chủ nhà gây ra trên cơ thể của người phạm tội là để khống chế người phạm tội thì bạn mới có thể được xem xét việc đó có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hay không, tùy theo mức độ thương tích cùng với hành vi của chủ nhà mà dùng đó để xem xét có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hay cố ý gây thương tích. Trên thực tế, việc xác định có phải là phòng vệ chính đáng hay không không hề đơn giản mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, về điều kiện, hoàn cảnh thực hiện hành vi và kể cả ý thức chủ quan của người tiến hành tố tụng
Nhưng nếu quá trình giằng co đã kết thúc tên trộm đã bị bắt hoặc không có bất kỳ hành vi nào chống trả nữa mà ta vẫn chứ có hành vi đánh đập, hành hung thì chúng ta hoàn toàn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Tính mạng, sức khỏe con người được pháp luật bảo vệ tuyệt đối, không ai có quyền xâm phạm nếu không được phép. Việc này có thể làm chúng ta mắc các tội tại Điều 136, Bộ luật Hình sự 2015
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm
Mọi người cần chú ý về việc gây thương tích này, nếu chúng ta bắt giữ mà gây cho tên trộm thương tích trong trường hợp quá mức cần thiết hoặc quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có thể làm chúng ta chịu trách nhiệm hình sự.
Do đó khi trộm vào nhà người dân cần cân nhắc biện pháp để xử lý trộm, nếu quyết định chọn việc chống trả hoặc bắt tên trộm thì cần phải lưu ý nội dung trên. Chúng ta chỉ nên bắt trộm, không có hành vi vượt quá mức cần thiết gây thương tích cho kẻ trộm và báo với cơ quan chức năng chứ không nên vì một lúc tức giận mà có nhưng hành vi quá mức cần thiết, dẫn đến thương tích cho kẻ trộm.