DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hỏi việc nhà đất đã bỏ đi 30 năm có được lấy lại không?

Avatar

 

Ông A là chủ sở hữu một nhà và đất với tổng diện tích 1400m2 tại thành phố Đà Nẵng. Ông dẫn theo vợ và các con rời bỏ Việt Nam đi nước ngoài (Canada) cư trú vào những năm 1979 đến nay đã hơn 30 năm.

TRước khi đi Canada ông có viết một tờ giấy ủy quyền lại cho mẹ vợ ông là bà G với nội dung đại khái là :" ...ông ủy quyền lại cho bà trông coi nhà và đất này tong vòng 2 năm, và nếu 2 năm sau ông không trở về thì nhà và đất này sẽ do nhà nước quản lý" . Ông đi biền biệt suốt khoảng thời gian đó , và trong hơn 30 năm đó thì mẹ vợ ông ở cùng các con của bà và cháu của bà rồi mẹ vợ ông mất thì đến các con của bà G được bà tiếp tục ủy quyền để sử dụng mảnh đất và nhà này. Đến khi con của bà G mất thì ủy quyền lại cho tôi là cháu của con bà G và tôi gọi các con của bà G là cô, chú ruột và gọi bà G là bà nội. Nay các con của bà G đã mất hết, còn một cô hiện đang sống ở Mỹ. 

Năm 2011, con ông A về Việt Nam và ...khởi kiện để lấy lại mảnh đất và nhà trên. Con ông A được sự ủy quyền của cha mình là ông A về Việt Nam đòi lại nhà. ĐƠn khởi kiên về việc đòi lại nhà và đất cho ở nhờ.

Căn nhà này khi xưa đã được các thế hệ bà và cô thỏa thuận chỉ để ở không được và làm nhà thờ thờ tự ông bà (thực tế là ngôi nhà đang thờ tự rất nhiều người). Ông A không nhúng tay vào nhà và đất đã lâu từ khi ông đi. 

Tôi là thuộc thế hệ thứ 3 của gia đình. Ở theo bà rồi theo các cô đã gần 30 năm tại ngôi nhà này. Vậy cho tôi hỏi, con ông A về đòi lấy lại nhà có được không? Nếu được thì tôi có thể có quyền lợi gì trong căn nhà này để xin chia phần hay dành phần được không? Trường hợp của tôi có phải là đi Ở NHỜ như đơn khởi kiện không?

Tôi xin cảm ơn. Và mong nhận được câu trả lời.

  •  11725
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…