DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng là những hoạt động nào?

Avatar

 

Thời buổi 4.0 hiện tại thì việc cơ quan Nhà nước thực hiện việc hiện đại hóa để phù hợp với thời đại rất quan trọng. Vậy thì những hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng là những hoạt động nào? Trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng thì giá trị pháp lý của văn bản điện tử như thế nào?

 

Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng là những hoạt động nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng như sau:

- Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng bao gồm:

+ Cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân;

+ Chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước;

+ Cung cấp các dịch vụ công;

+ Các hoạt động khác theo quy định của Chính phủ.

- Thời điểm và địa điểm gửi, nhận thông tin trên môi trường mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Như vậy, hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng như là: Cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân; Chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước; Cung cấp các dịch vụ công và một vài hoạt động khác.

Cơ quan nhà nước hoạt động trên môi trường mạng thì trang thông tin điện tử phải đáp ứng điều kiện nào và những thông tin nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước như sau

- Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện;

+ Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử (nếu có);

+ Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên trang thông tin điện tử;

+ Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

- Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có những thông tin chủ yếu sau đây:

+ Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc;

+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan;

+ Quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính;

+ Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành;

+ Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền;

+ Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công;

+ Danh mục các hoạt động trên môi trường mạng đang được cơ quan đó thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Công nghệ thông tin 2006;

+ Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan nhà nước cung cấp miễn phí thông tin quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Công nghệ thông tin 2006.

Như vậy, cơ quan nhà nước hoạt động trên môi trường mạng thì trang thông tin điện tử phải đáp ứng điều kiện nào và những thông tin đã nêu trên.

Trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng thì giá trị pháp lý của văn bản điện tử như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của văn bản điện tử như sau:

- Văn bản điện tử phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước.

- Văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước không nhất thiết phải sử dụng chữ ký điện tử nếu văn bản đó có thông tin về người gửi, bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc và sự toàn vẹn của văn bản.

Như vậy, trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng thì giá trị pháp lý của văn bản điện tử sẽ phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy. Đồng thời thì văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước không nhất thiết phải sử dụng chữ ký điện tử.

 
  •  171
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…