DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Avatar

 
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.
 
Theo đó hiện nay việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là vấn đề quan trọng trong bảo tồn dí sản của đất nước, và hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay được quy định theo Điều 15 Nghị định 39/2024/NĐ-CP như sau:
 
Hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
 
Hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận đề án, bao gồm:
 
- Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thỏa thuận đề án;
 
- Dự thảo đề án;
 
- Báo cáo thực trạng của di sản;
 
- Biên bản họp xin ý kiến đồng thuận rộng rãi của cộng đồng chủ thể di sản trên địa bàn thực hiện đề án;
 
- Các tài liệu liên quan khác để tham khảo, làm minh chứng cho các nội dung nêu tại đề án thuận lợi cho việc phê duyệt, thỏa thuận.
 
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ

Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO, bao gồm:
 
- Tờ trình của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án;
 
- Dự thảo đề án;
 
- Báo cáo thực trạng của di sản;
 
- Ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
 
- Biên bản họp xin ý kiến đồng thuận rộng rãi của cộng đồng chủ thể di sản trên địa bàn thực hiện đề án;
 
- Các tài liệu liên quan khác để tham khảo, làm minh chứng cho các nội dung nêu tại đề án hỗ trợ cho việc phê duyệt đề án.
 
Thẩm quyền phê duyệt đề án
 
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO sau khi có ý kiến của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia;
 
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoặc đồng phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn sau khi có thỏa thuận của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
 
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt đề án do Bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đề án được triển khai, ý kiến chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng liên quan.
 
Trình tự thực hiện:
 
-  Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận đề án;
 
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thỏa thuận về đề án, có văn bản gửi cơ quan tổ chức có liên quan để lấy ý kiến khoa học hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia, cộng đồng chủ thể trong trường hợp cần thiết;
 
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề nghị.
 
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì xây dựng đề án trên cơ sở đồng thuận của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan trong trường hợp phạm vi đề án từ 02 (hai) đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng và triển khai đề án.
 
-  Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức sơ kết, đánh giá lại sau 02 (hai) năm triển khai đề án, xem xét điều chỉnh (nếu cần) để bảo đảm việc triển khai phù hợp với thực tiễn; có Báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch muộn nhất 03 (ba) tháng sau khi tổng kết đề án. 
 
=>> Theo đó hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay được thực hiện theo quy định nêu trên.
  •  135
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…