DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hộ gia đình cần phải bảo đảm những điều kiện an toàn nào về PCCC?

Avatar

 

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về con người lẫn tài sản. Vậy hộ gia đình cần phải đáp ứng được những điều kiện nào về PCCC? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

(1) Hộ gia đình cần phải bảo đảm những điều kiện an toàn nào về PCCC?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 và Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC như sau:

- Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn.

- Để các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.

- Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

Trường hợp là hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh thì ngoài những điều kiện an toàn như đã nêu trên thì còn phải đáp ứng những điều kiện như sau:

- Có nội quy về PCCC về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.

- Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

- Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Những điều kiện về an toàn như đã nêu trên buộc phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt thời gian hoạt động.

Như vậy, trường hợp là hộ gia đình thì cần phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC như đã nêu trên.

(2) Có bao nhiêu phương pháp chữa cháy cơ bản nào dành cho hộ gia đình?

Theo Bộ tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho hộ gia đình được ban hành bởi Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì có những phương pháp chữa cháy cơ bản dành cho hộ gia đình như sau:

Phương pháp làm lạnh: Là phương pháp phun chất chữa cháy vào đám cháy nhằm hạ nhiệt độ của vùng cháy và bề mặt chất cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của chất đó. Chất chữa cháy điển hình theo phương pháp làm lạnh là nước (H2O) 

Phương pháp cách ly: Là phương pháp cách ly sự tiếp xúc giữa các yếu tố tạo nên sự cháy (cách ly chất cháy với chất ôxy hoá; cách ly chất cháy với nguồn nhiệt...). 

Dùng vật liệu không cháy, lớp chất bọt để ngăn cách ôxy tham gia phản ứng cháy; tạo khoảng cách giữa vùng bị cháy với những công trình xung quanh. 

Phương pháp làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy: Là phương pháp phun chất chữa cháy vào vùng cháy để làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi chất cháy xuống dưới nồng độ có khả năng bốc cháy. 

Các chất chữa cháy điển hình có thể kể đến như: Khí CO2, N2, các khí trơ khác... 

Phương pháp ức chế hoá học: Là phương pháp phun các hóa chất có khả năng ức chế các phản ứng cháy và vùng cháy nhằm làm chậm phản ứng cháy, tiến tới triệt tiêu sự cháy. 

Các chất chữa cháy điển hình bao gồm: Các hợp chất thuộc nhóm halogen (CF3BrCl; CF3Br; C3F7H – 1,1,1,2,3,3,3 Heptan flo propan).

Như vậy, theo hướng dẫn của Bộ tài liệu thì hiện hộ gia đình có 04 phương pháp chữa cháy cơ bản.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/tai-lieu-tuyen-truyen-pccc-cho-ho-gd.pdf Bộ tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(3) Mỗi cá nhân trong hộ gia đình có trách nhiệm gì trong PCCC?

Cũng theo Bộ tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ, mỗi cá nhân trong hộ gia đình có trách nhiệm như sau:

- Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về PCCC của người hoặc cơ quan có thẩm quyền. 

- Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về PCCC; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện PCCC thông dụng. 

- Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy. 

- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC. 

- Thực hiện bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn đối với hộ gia đình và khu dân cư.

Cạnh đó, Bộ tài liệu cũng nêu rõ, chủ hộ gia đình có trách nhiệm phải đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về PCCC. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ. 

Ngoài ra, phải phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ và thực hiện bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn đối với hộ gia đình của mình và khu dân cư.

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người thì từng cá nhân trong hộ gia đình có trách nhiệm như đã nêu trên.

  •  427
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…