Bộ luật tố tụng dân sự là một trong những bộ luật quan trọng nhằm góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân...trong quá trình tranh chấp dân sự
Mặc dù vậy, những trình tự thủ tục để tiến hành khởi kiện, hoặc thẩm quyền của Tòa án được quy định trong Bộ luật này được xem là khá phức tạp. Để mọi người có thể hình dung và có cái nhìn tổng quát hơn về trình tự thủ tục này, tôi có vẽ một sơ đồ ghi lại một cách khái quát quy trình tố tụng dân sự:
Từ sơ đồ trên cũng như những con số được đánh dấu, chúng ta có thể hình dung thủ tục tố tụng dân sự gồm những bước sau đây
1. Nộp đơn khởi kiện
2. Tòa không thụ lý, trả lại đơn
3. Tòa nhận đơn, thông báo đóng tạm ứng án phí
4. Người khởi kiện đóng tạm ứng án phí
5. Người khởi kiện nộp biên đỏ và Tòa thụ lý
6. Mời các đương sự hòa giải
7. Hòa giải thành công và ra quyết định công nhận
8. Chuyển cơ quan thi hành án giải quyết
9. Hòa giải không thành ra quyết định xét xử sơ thẩm
10. Không có kháng cáo, bản án có hiệu lực
11. Có kháng cáo xét xử phúc thẩm
12. Phán quyết phúc thẩm, bản án có hiệu lực
13. Quyết định bản án có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị
14. Quyết định của Giám đốc/ Tái thẩm giữ y án
15. Giao xét xử lại cấp Sơ thẩm hoặc phúc thẩm
Như vậy, trên đây là sơ đồ khái quát nhất về trình tự thủ tục và thời hạn của quá trình khởi kiện và giải quyết vụ án dân sự. Hi vọng sẽ cung cấp được cái nhìn tổng quát và gỡ rối hơn cho các bạn sinh viên.
Bài viết có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong được mọi người đóng góp ý kiến và trao đổi!