DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

HĐTP TANDTC chuẩn bị ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 201 BLHS

Avatar

 

Hướng dẫn áp dụng Điều 201 BLHS

Hướng dẫn áp dụng Điều 201 BLHS  - Minh họa

Hội đồng thẩm phán TANDTC đang dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Đáng chú ý trong dự thảo này là hướng dẫn Xác định số tiền thu lợi bất chính và việc Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể.

Theo đó:

Về việc xác định số tiền thu lợi bất chính trong một số trường hợp cụ thể:

1. Trường hợp giao dịch dân sự chưa hết thời hạn mà bị phát hiện thì tiền thu lợi bất chính được xác định theo số tiền mà người vay thực tế đã trả.  

Ví dụ 1: Nguyễn Văn A cho Nguyễn Văn B vay 300 triệu đồng trong thời gian 02 tháng, tiền lãi là 90 triệu đồng được trả làm 2 đợt cho đến khi hết hạn hợp đồng. Tuy nhiên, khi hết 1 tháng, B mới trả được 45 triệu thì hành vi cho vay lãi nặng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn. Trường hợp này, tiền thu lợi bất chính được xác định là số tiền 45 triệu trừ đi số tiền lãi 5 triệu (mức lãi suất 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự).

Ví dụ 2: Nguyễn Văn A cho Nguyễn Văn B vay 300 triệu đồng, thời hạn vay là 02 tháng, tiền lãi là 80 triệu đồng. Tuy nhiên thực tế A cho giao cho B 220 triệu đồng tiền vay, còn 80 triệu đồng A đã trừ trước tiền lãi. Khi hết thời hạn 1 tháng thì bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn. Trường hợp này, số tiền thu lợi bất chính được xác định là 80 triệu trừ đi số tiền lãi 5 triệu (mức lãi suất 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự).

2. Trường hợp giao dịch dân sự đã hết hạn nhưng người vay chưa trả được tiền lãi hoặc mới trả được một phần tiền lãi thì số tiền thu lợi bất chính vẫn được xác định trên cơ sở của cả thời gian của giao dịch dân sự.

Về việc Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể

1. Trường hợp người thực hiện hành vi cho vay lãi nặng thu phí của người vay (như phí hợp đồng, phí tư vấn, phí dịch vụ, phí liên lạc...) thì khoản tiền này được cộng với tiền lãi để xác định lãi suất và tiền thu lợi bất chính khi xem xét trách nhiệm hình sự.

2. Trường hợp người môi giới (trung gian) câu kết với người cho vay thu phí dịch vụ của người vay để cùng thu lợi bất chính thì khoản tiền này được cộng với tiền lãi để tính lãi suất và tiền thu lợi bất chính khi xem xét trách nhiệm hình sự.

3. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 100 triệu đồng trở lên, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

4. Trường hợp người trung gian thực hiện hành vi tư vấn, môi giới... hoặc có hành vi khác tham gia vào quá trình cho vay lãi nặng, đòi nợ (như dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, góp vốn ...) mà biết rõ để thực hiện việc cho vay lãi nặng mà vẫn thực hiện thì bị xử lý hình sự với vai trò là đồng phạm trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

5. Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như ép buộc lấy tài sản, đánh người vay...) thì tùy từng trường hợp họ phải xử lý trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.

Ví dụ: A đánh B gãy tay để đòi lại số tiền đã cho vay lãi nặng. A phạm tội cố ý gây thương tích và tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Xem thêm những nội dung khác tại file đính kèm dưới đây.

  •  1418
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…