Với mục tiêu bảo vệ quyền con người, tránh oan, sai thì tiên quyết những người tiến hành tố tụng buộc phải nhìn bị cáo dưới “ánh mắt” pháp luật. Nghĩa là:
1. Bị cáo có quyền im lặng
Nếu hỏi mà bị cáo không hợp tác, không trả lời… thì hãy nghĩ:
- Bị cáo có quyền im lặng;
- Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội;
- Trách nhiệm tìm ra sự thật (có tội hay vô tội) thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Bị cáo không có tội
Đừng luôn nghĩ bị cáo là kẻ có tội… mà hãy nghĩ:
- Hiện tại bị cáo không có tội;
- Dù tòa sơ thẩm có tuyên bị cáo là có tội nhưng bị cáo vẫn không có tội vì không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa có hiệu lực pháp luật.
3. Bị cáo không chối tội
Bị cáo luôn khăng khăng khẳng định mình vô tội thì đừng cho rằng bị cáo chối tội… mà hãy nghĩ:
- Bị cáo chưa hề có tội thì lấy gì mà chối tội.
4. Bị cáo được quyền nói láo
Khi xét thấy bị cáo khai không thật thì đừng nghĩ sẽ xử phạt nặng thêm… mà hãy nghĩ:
- Bị cáo được quyền nói láo;
- Nếu không thành khẩn khai báo thì chỉ không được xem là tình tiết giảm nhẹ chứ không hề bị xử nặng thêm.
(Xem thêm Điều 10 và 11 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003)