DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hậu quả của việc ly hôn - Cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định

Avatar

 

Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam ngày càng tăng cao, nguyên nhân chủ yếu từ việc khi kết hôn không tìm hiểu kỹ, có những bất đồng trong cuộc sống hôn nhân (về kinh tế, chuyện con cái,…) Vậy hậu quả pháp lý của ly hôn là gì?

- Quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Các bên có thể kết hôn với người khác nếu đáp ứng đủ điều kiện kết hôn. Kể từ thời điểm này, các quyền và nghĩa vụ vợ chồng đương nhiên chấm dứt.

- Quan hệ tài sản giữa hai vợ chồng: Khi ly hôn đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng.

+ Hai vợ chồng hoàn toàn có thể tự thỏa thuận về vấn đề chia tài sản chung.

+ Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án chia tài sản.

Theo Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

- Quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái

Ly hôn không làm chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con. Cha mẹ và con vẫn tồn tại các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Khi ly hôn, con được giao cho một bên cha hoặc mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc ai sẽ được nuôi con có thể do cha mẹ thỏa thuận (trong trường hợp thuận tình ly hôn) hoặc nhờ đến sự phân xử của Tòa án (trong trường hợp ly hôn đơn phương, các bên giành quyền nuôi con).

Bên cạnh đó, việc ly hôn còn phát sinh nghĩa cụ cấp dưỡng cho con. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án quyết định dựa trên quyền lợi của con và điều kiện, thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Ngoài những hậu quả về mặt pháp lý, ly hôn còn để lạ trong lòng bản thân cặp vợ chồng và con những vết sẹo về tâm lý, khó có thể bù đắp.

Vì vậy, trước khi quyết định ly hôn, các cặp vợ chồng nên suy nghĩ, cân nhắc kĩ càng đến hậu quả mà ly hôn đem đến.

 

  •  11579
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…