DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giấy CMND bị "khai tử" từ năm 2025 nhưng không đi đổi thì có bị phạt?

Avatar

 
Với việc Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Căn cước từ ngày 01/7/2024 thì khi đó nhiều công dân bắt buộc phải làm lại thẻ Căn cước mới. Vậy trong trường hợp bắt buộc làm thẻ Căn cước mới mà không thực hiện thì có bị phạt không?
 
 
1. Thời hạn cấp mới thẻ Căn cước là khi nào?
 
Căn cứ khoản 1 và khoản 9 Điều 3 Luật Căn cước (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) định nghĩa thẻ Căn cước của công dân như sau:
 
- Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.
 
- Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
 
Do đó, thời gian cấp mới thẻ Căn cước cho công sẽ được bắt đầu từ ngày 01/7/2024. Theo thông tin thẻ Căn cước tích hợp nhiều thông tin mới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và đây có thể là giấy tờ tùy thân cuối cùng công dân thay đổi trong thời kỳ chuyển đổi số.
 
2. Khi nào giấy CMND bị khai tử?
 
Hiện nay theo số liệu thống kê từ Thông báo 169/TB-VPCP năm 2023 thì tính đến nay cả nước ta đã có gần 80 triệu người được cấp thẻ CCCD, do đó việc đổi mới hoàn toàn sang thẻ Căn cước sẽ rất mất thời gian và tài chính cho ngân sách.
 
Theo dự thảo Luật Căn cước có quy định sẽ quyết định “khai tử” Giấy CMND từ ngày 31/12/2024 dù vẫn còn hiệu lực thì người dân cũng không còn được sử dụng loại giấy tờ tùy thân này, do đó công dân cần phải làm thủ tục chuyển sang thẻ Căn cước.
 
Còn đối với thẻ CCCD thì người dân không nhất thiết phải chuyển sang thẻ Căn cước nếu vẫn còn giá trị sử dụng, trường hợp CCCD hết hạn hoặc có nhu cầu đổi thì làm cấp đổi.
 
Lưu ý: Các giá trị tích hợp và thông tin trên Giấy CMND và thẻ CCCD vẫn được lưu trữ và có giá trị sử dụng trên thẻ Căn cước và các loại giấy tờ, tài khoản khác của công dân ví dụ như: VNeID, VssID, tài khoản ngân hàng, giấy tờ có giá trị,...
 
3. Các trường hợp được cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước
 
Căn cứ Điều 24 Luật Căn cước, các trường hợp cấp đổi, cấp lại, bị thu hồi thẻ Căn cước như sau:
 
- Trường hợp thẻ Căn cước phải cấp đổi:
 
+ Đến độ tuổi phải cấp đổi thẻ: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
 
+ Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh.
 
+ Khi thay đổi nhân dạng, xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính.
 
+ Có sai sót trên thẻ Căn cước về các thông tin trên thẻ này.
 
+ Khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính.
 
+ Xác lập lại số định danh cá nhân.
 
+ Khi có yêu cầu của người được cấp thẻ Căn cước
 
Lưu ý: Sẽ thu lại thẻ CCCD, thẻ Căn cước đã sử dụng trong trường hợp này.
 
- Trường hợp được cấp lại thẻ Căn cước:
 
+ Bị mất thẻ.
 
+ Bị hư hỏng thẻ đến mức độ không thể sử dụng được nữa.
 
+ Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.
 
Lưu ý: Trường hợp này có thể làm online trên cổng dịch vụ công hoặc đến 
trực tiếp nơi cấp thẻ để thực hiện. Thông tin được sử dụng là thông tin trên thẻ Căn cước đã được cấp gần nhất.
 
4. Người chỉ có Giấy CMND mà không làm thẻ Căn cước thì có bị phạt không?
 
Cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định công dân không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
 
Ngoài ra, buộc nộp lại Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD đã hết hạn hoặc không còn được sử dụng.
 
Như vậy, với những công dân không nộp lại Giấy CMND khi đổi sang thẻ Căn cước thì có thể bị xử phạt đến 500.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi Luật Căn cước có hiệu lực thì sẽ có Nghị định mới hướng dẫn cụ thể.
  •  890
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…