DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giật hụi bị xử lý như nào theo quy định pháp luật hình sự?

Avatar

 

Hụi, họ là hình thức giao dịch dân sự hợp pháp về tài sản trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng nhau hùn vốn, có tính đến lãi suất, quyền và trách nhiệm của thành viên. Và xét về bản chất ban đầu của hụi vốn dĩ là hoạt động góp vốn của một nhóm người cho một người có uy tín ở địa phương, nhằm tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

 

Tuy nhiên, hiện nay, chơi hụi tồn tại khá nhiều rủi ro, dần biến tướng thành một hình thức huy động vốn với lãi suất cao. Do đó, việc chủ hụi bỏ trốn, chủ hụi giật tiền ngày càng phổ biến. Có thể định nghĩa giật hụi là việc tới kì mở hụi mà không tìm ra chủ hụi. 

 

I. Các trường hợp giật hụi

 

1. Thứ nhất, trường hợp chủ hụi chỉ mất khả năng thanh toán, chưa bỏ trốn

 

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì giao tiền hụi cho các hụi viên khi đến kỳ chính là nghĩa vụ của chủ hụi. Nếu chủ hụi đến kỳ hạn mất khả năng thanh toán thì cũng được xem là một trường hợp của “giật hụi”.

 

2. Trường hợp 2, chủ hụi “ôm tiền bỏ trốn”

 

Hành vi “ôm tiền bỏ trốn” không chỉ là hành vi cố ý trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền cho các hụi viên, mà hành vi này còn có thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Trường hợp, chủ hụi có hành vi trên, các hụi viên có thể làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng trên gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết, nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.

 

II. Khi bị giật hụi cần làm gì?

 

Trong thời gian qua, nhiều trường hợp giật hụi đã xảy ra với mức độ tính chất ngày càng nghiêm trọng, nhiều người gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an về việc họ bị chủ hụi giật số tiền từ vài trăm đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn các vụ việc này, công an không thụ lý điều tra vì cho rằng, đây là vụ việc dân sự, rất khó để xử lý hình sự về tội chiếm đoạt tài sản theo yêu cầu của người tố cáo. Vậy khi bị giật hụi bạn nên thực hiện những điều sau để hạn chế tối đa thiệt hại: 

 

Căn cứ pháp lý: Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường, cụ thể tại tại Điều 25 Nghị định này như sau:

 

1. Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

2. Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.

 

Theo đó, khi bị giật hụi thì tùy vào từng trường hợp sẽ có cách xử lý khác nhau. Trước tiên các bên có thể ngồi lại thương lượng hướng giải quyết. Trường hợp không thương lượng được thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, hãy xem xét về tính chất của vụ việc, nếu trong trường hợp chủ hụi, thành viên có các dấu hiệu lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như: có hành vi gian dối, bỏ trốn….nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có quyền đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền điều tra, khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

  •  5254
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…