Theo Điều 6 Luật trẻ em 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm làm với trẻ em như sau:
1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
.......
Khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 giải thích về “bạo lực trẻ em” như sau:
Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Theo đó, việc dùng đòn roi, sử dụng vũ lực tác động đến thân thể, sức khỏe trẻ em được coi là hành vi bạo lực trẻ em, đây là hành vi bị pháp luật cấm.
Vậy, việc cha mẹ đánh đập con dù vì mục đích giáo dục cũng được coi là hành vi bạo lực trẻ em. Đây là hành vi bị pháp luật cấm, do đó khi cha mẹ thực hiện hành vi này cũng được coi là vi phạm pháp luật.