DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

Avatar

 

>>> Các giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của vợ và chồng

>>> 02 trường hợp vợ/chồng được tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung

Tài sản chung của vợ chồng thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên. Về nguyên tắc thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung cần có sự thỏa thuận của vợ chồng. Tuy nhiên để đáp ứng như cầu cuộc sống, trong một số trường hợp pháp luật cũng cho phép một bên vợ, chồng thực hiện giao dịch bằng tài sản chung của vợ chồng mà không cần có sự đồng ý của bên còn lại.

1. Giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

Căn cứ vào Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng được dùng tài sản chung thực hiện giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Trong đó, nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

Ví dụ như: dùng tài sản chung đi chợ mua đồ ăn, mua các dụng cụ làm bếp cần thiết, trả tiền thuê nhà hàng tháng, mua thuốc khi bị bệnh…

2. Giao dịch liên quan tài sản chung mà một bên đã đưa vào kinh doanh

Căn cứ vào Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”

Như vậy, một bên có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản mà mình đã đưa vào kinh doanh, mà không cần sự đồng ý của bên còn lại. 

Trong đó, điều kiện để đưa tài sản chung của vợ chồng vào kinh doanh là:

+ Có thỏa thuận bằng văn bản của vợ và chồng về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh.

3. Giao dịch liên quan tài sản chung mà theo thỏa thuận của vợ chồng không cần sự đồng ý của bên còn lại

Căn cứ Khoản 3 Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015:

“3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.”

Do đó, nếu trong thỏa thuận của vợ chồng có nội dung về những giao dịch nào, với tài sản nào không cần sự đồng ý của bên còn lại thì một bên có thể tự mình quyết định việc thực hiện giao dịch với tài sản chung đó khi muốn.

4. Giao dịch thực hiện với tư cách đại diện:

Căn cứ vào Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng có thể đại diện cho nhau dưới hai hình thức:

- Đại diện theo ủy quyền: Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng

- Đại diện theo pháp luật: khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

Người được ủy quyền chỉ được thực hiện những giao dịch trong phạm vi được ủy quyền và trong thời hạn ủy quyền.

*** GIỚI HẠN CỦA CÁC GIAO DỊCH TRÊN: Các giao dịch trên sẽ phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng, khi liên quan đến việc định đoạt các tài sản chung sau:

a) Bất động sản;
 
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
 
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
  •  28407
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…