DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giả mạo chữ ký trong trường hợp nào sẽ bị xử lý?

Avatar

 

Trong cuộc sống, việc giả mạo chữ ký người khác hoặc bị người khác sử dụng chữ ký của mình đã không còn quá xa lạ. Vậy giả mạo chữ ký như thế nào mới được coi là phạm tội?

Cùng điểm qua những trường hợp giả mạo chữ ký từ thực tiễn cuộc sống đề có được cái nhìn tổng quát về vấn đề này:

1. Giả mạo chữ ký bố mẹ ký vào Sổ liên lạc

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần giả mạo chữ ký bố mẹ khi còn đi học; và cũng có rất nhiều thắc mắc việc làm thời học sinh đấy có phát sinh trách nhiệm pháp lý không. Thực ra, giả mạo chữ ký chỉ phát sinh trách nhiệm pháp luật khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng liên quan đến tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, tài chính, trong công tác – công vụ…

Trường hợp “mà ai cũng gặp một lần trong đời” này sẽ không phát sinh trách nhiệm vì thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng.

2. Giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm

Cá nhận có hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng  được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP

3. Giả mạo chữ ký của người thực hiện hoạt động chứng thực

Người nào có hành vi giả mạo chữ ký của người khác thực hiện hoạt động chứng thực sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP

4. Giả mạo chữ ký trong giao dịch đảm bảo

Người nào có hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo về đăng ký giao dịch đảm bảo sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP

5. Giả mạo chữ ký trong công tác – công vụ

Cá nhận nào khi thực hiện công tác chuyên môn mà có hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015

6. Giả mạo chữ ký người khác để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đây là trường hợp giả mạo chữ ký phổ biến nhất. Hành vi giả mạo chữ ký được liệt kê là hành vi gian dối dưới góc độ pháp luật nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: Giả chữ ký Chủ tịch Đà Nẵng lừa đảo, chiếm đoạt 1,4 tỷ đồng (Theo zing.vn) hay Giả chữ ký cha mẹ, thế chấp đất cho ngân hàng để vay 4 tỷ (Theo zing.vn)

Đối với hành vi này, tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến chung thân đối với mức độ của hành vi phạm tội
 
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

  •  11717
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…