DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự thảo lần 4: Đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán

Avatar

 
Đây là lần thứ 4 TAND tối cao dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vào ngày 14/9/2023, lấy ý kiến chuyên gia, người dân, nhà khoa học để hoàn thiện dự thảo. Tại dự thảo lần này một nội dung được nhiều người quan tâm đặc biệt đối với đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán.
 
de-xuat-bo-nhiem-luat-su-giang-vien-lam-tham-phan
 
Đề xuất luật sư, giảng viên đại học được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao
 
Cụ thể tại Điều 97 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) quy định điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sửa đổi, bổ sung Điều 69 LTCTAND)
 
- Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 95 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
 
+ Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên;
 
+ Đã là Thẩm phán bậc 06 từ đủ 03 năm trở lên;
 
+ Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
 
- Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và có uy tín cao trong xã hội.
 
Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
 
- Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 02 người.
 
Trách nhiệm của Thẩm phán khi được bổ nhiệm
 
- Tuân thủ Hiến pháp và Luật; dũng cảm, kiên quyết bảo vệ công lý.
 
- Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử.
 
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật.
 
- Bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
 
- Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật tư pháp.
 
- Học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán.
 
- Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử; về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
 
- Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân theo luật.
 
- Ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ việc khác. Thời gian tham gia viết báo, viết sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc các hoạt động khác của Thẩm phán không được quá 20% tổng thời gian làm việc trong năm.
 
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
 
Thẩm phán được bảo vệ nhân phẩm, danh dự khi thực thi nhiệm vụ
 
Điều 102 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) bảo vệ Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5 Điều 75 LTCTAND 2014)
 
- Thẩm phán được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết. Chế độ bảo vệ Thẩm phán do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Hội đồng Tư pháp quốc gia.
 
- Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
 
+ Đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Thẩm phán; thân nhân của Thẩm phán;
 
+ Cản trở Thẩm phán thi hành công vụ;
 
+ Gây ảnh hưởng đến tính độc lập, vô tư, khách quan của Thẩm phán khi thi hành công vụ.
 
- Trường hợp danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán bị xúc phạm khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chấm dứt hành vi xúc phạm và buộc xin lỗi công khai. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Chánh án Tòa án.
 
- Trường hợp an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán bị đe dọa do việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm
 
phán công tác yêu cầu Cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán. Cơ quan công an có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Chánh án Tòa án.
 
- Thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy, sửa chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan.
 
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
 
  •  450
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…