DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV

Avatar

 

dại biểu quốc hội

Đại biểu quốc hội Khóa XV

Ngày 11/01/2021 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.

Theo đó, tống số đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 người.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở trung ương và đại phương như sau:

1. Số lượng đại biểu ở các cơ quan trung ương là 207 đại biểu (41,4%)

Số lượng đại biểu ở các cơ quan trung ương được phân bổ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:

- Các cơ quan Đảng: 10 đại biểu (2,0%).

- Cơ quan Chủ tịch nước: 03 đại biểu (0,6%).

- Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương): 133 đại biểu (26.6%).

- Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an): 15 đại biểu (3,0%)

- Lực lượng vũ trang:

+ Quân đội (cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu): 12 đại biểu (2,4%)

+ Công an: 02 đại biểu (0,4%).

- Tòa án nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%)

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%).

- Kiểm toán nhà nước: 01 đại biểu (0,2%)

- Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên: 29 đại biểu (5,8%).

2. Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%) Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương được phân bổ như sau:

a) Cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu (44%)

Cơ cấu định hướng là cơ cấu khung để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử, gồm:

- Lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiêm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (Bí thư hoặc Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) 63 đại biểu (12,6%).

- Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội 67 đại biểu (13,4%) (đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa, mỗi địa phương có 02 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách).

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam :09 đại biểu (1,8%)

- Công đoàn: 06 đại biểu (1,2%).

- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 05 đại biểu (1,0%).

- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 07 đại biểu (1,4%).

- Hội Nông dân Việt Nam: 05 đại biểu (1,0%).

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 03 đại biểu (0,6%).

- Đại biểu tôn giáo: 06 đại biểu (1,2%).

- Quân đội (bao gồm Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh): 14 đại biểu (2,8%).

- Công an: 09 đại biểu (1,8%).

- Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp: 13 đại biểu (2,6%), trong đó: Tòa án nhân dân: 05 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân dân: 04 đại biểu; Sở Tư pháp: 04 đại biểu.

- Tổ chức khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo (viện nghiên cứu, đại học, học viện, ...): 06 đại biểu (1,2%).

- Doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 07 đại biểu (1,4%).

b) Cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu (14,6%).

Cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử tiêu biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học - công nghệ, lao động, thương binh - xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ... Trong cơ cấu này, cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử.

Xem chi tiết tại:

  •  905
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…