DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đồng phạm trong tội Cố ý gây thương tích

Avatar

 

CHO TÔI HỎI TÌNH HUỐNG NHƯ SAU:

A có vợ tên B, một ngày nọ A đi rừng thì bị tai nạn chết. B quen một người khác tên C. Ngày mở cửa mã của A, thì C về nhà của D chơi (D là chị ruột của B, nhà D gần nhà A), E là chị ruột của A, E thấy C về ở nhà D chơi, thì E tức, nên qua nhà D chưởi nhau với C, thì C thách thức và nhận là chồng mới của B, ai giám làm gì được C. Sau đó, E về nhà kể lại cho M ( là em ruột của E và N (là bạn của M) nghe. Ngay khi M vừa nghe E kể chuyện xong, thì M cầm rựa chạy sang nhà D, để tìm C chém. N thấy M chạy đi đánh C, thì N cũng chạy theo, ý thức chủ quan của N là để giúp M đánh C (chú ý: giữa M và N trước khi đi đánh C, thì không có bàn bạc hay rủ rê nhau, mạnh ai nấy đi). M chạy đến nhà D, M thấy C, nên M dùng rựa chém C 01 cái  gây thương tích, thì được D can ngăn và kéo M ra khỏi nhà. Thì lúc nầy, N cũng chạy đến, N dùng cây tre đánh C 3 cái, nhưng không để lại thương tích gì.( lưu ý: hành vi M chém C xong, thì N mới vào đánh C). Kết quả giám định, vết thương của C do M chém tỉ lệ thương tích 18%.

Như vậy thì N có đồng phạm với M không (gây thương tích 18% cho C)??? Mong sớm được giải đáp.

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 17 Bộ luật hình sự 2015:

- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Theo đó, người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn, cung cấp phương tiện phạm tội hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm, hứa che giấu người phạm tội, phương tiện, xóa dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có.

Trường hợp này, tuy N có ý thức chủ quan là đến đánh C giúp M, tuy nhiên cả hai đều không có sự bàn bạc, thống nhất hay hứa hẹn. Thương tích 18% M gây ra cho C từ việc M chém C 01 cái bằng dao rựa đã thực hiện xong, bị D can ngăn và kéo M ra khỏi nhà D thì N mới xuất hiện, như vậy N không hề loại trừ trở ngại khách quan ngăn cản việc thực hiện tội phạm của M.

Như vậy, N không phải là đồng phạm của M.

 

 

  •  7131
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…